ĐNĐT - Ngày 20-3, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Trần Thọ và Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ chủ trì buổi đối thoại với 101 hộ có nhà và đất ở trong diện giải tỏa ở khu vực chợ Cồn.
.
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Trần Thọ và Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ tiếp xúc với hộ giải tỏa để nắm bắt nguyện vọng người dân |
Tại buổi tiếp xúc, người dân đã bày tỏ sự đồng tình về chủ trương di dời, giải tỏa để nâng cấp, xây dựng Trung tâm thương mại chợ Cồn. Tuy nhiên, mục đích lớn lao hơn là chỉnh trang đô thị, cải thiện chỗ ở cho người dân và phát triển kinh tế.
Ông Phạm Lạc (trú tổ 10, phường Hải Châu 2, quận Hải Châu) cho biết gia đình ông chỉ có 47m2 đất ở nhưng có đến 15 nhân khẩu với 3 hộ gia đình. Nhà ở gần chợ nên nhiều năm qua bị ô nhiễm mùi hôi, nước thải. Ông Lạc tha thiết được thành phố giải tỏa, bố trí tái định cư (TĐC) để gia đình có chỗ ở mới, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế gia đình.
Cũng ở tổ 10, bà Nguyễn Thị Hường nói gia đình đã mong mỏi được giải tỏa suốt 13 năm qua vì thường xuyên nghe thông tin đầu tư dự án cải tạo chợ Cồn. Những người xung quanh gia đình bà Hường cũng khắc khoải chờ đợi nhận quyết định đầu tư chính thức từ chính quyền thành phố bởi nhiều hộ gia đình đã sống ở nơi đây suốt gần 50 năm qua trong những ngôi nhà khá chật chội.
“Đà Nẵng đã phát triển từng ngày, đổi thay từng ngày và đô thị Đà Nẵng khang trang, hiện đại đang là niềm tự hào của người dân thành phố. Nhưng khu vực Cầu Vồng với các tổ dân phố 10, 11 phường Hải Châu 2 lại là khu phố “ổ chuột”, mang hình bóng của đô thị cũ. Chúng tôi tha thiết được giải tỏa, bàn giao mặt bằng để nâng cấp chợ Cồn cho khang trang và chỉnh trang đô thị thành phố”, một hộ dân thuộc diện giải tỏa trình bày với lãnh đạo thành phố.
Nhiều cánh tay đưa lên mạnh mẽ bày tỏ sự đồng thuận về di dời giải tỏa |
Lòng dân đồng thuận với chủ trương giải tỏa như “nắng hạn gặp mưa rào” nhưng cũng âu lo, trăn trở về chính sách đền bù giải tỏa, bố trí TĐC, giải quyết các hồ sơ pháp lý về đất do có nhiều hộ chưa được lập quyền sử dụng đất, nhà ở thuê. Nhiều hộ có diện tích đất ở quá nhỏ nên giá trị đền bù ít và sẽ rất khó có điều kiện để mua nhà, đất ở sau giải tỏa.
Nói chuyện với bà con, Bí thư Thành ủy Trần Thọ nhấn mạnh, lãnh đạo thành phố muốn nghe ý kiến của người dân, người dân được chọn các phương án trong việc thực hiện đền bù, giải tỏa và bố trí TĐC.
Theo đó, người dân được chọn giữa việc đền bù theo giá thị trường thì đi theo đó là mua nhà ở mới, đất ở TĐC cũng định giá theo giá thị trường. Nếu thuận theo phương án đền bù theo giá quy định của thành phố thì cũng hưởng các quyền lợi ưu đãi về giá tương ứng.
Về ổn định nơi ở TĐC, theo chủ trương chung của thành phố, những hộ giải tỏa có diện tích thu hồi dưới 50m2 sẽ được bố trí mua nhà ở chung cư hoặc giao đất có thu tiền chuyển quyền sử dụng đất ở khu vực phường Hòa Cường Nam. Nhà ở chung cư được bố trí ở các khu chung cư đầu tư xây dựng mới tại đường Ông Ích Khiêm và đường Đống Đa.
Bí thư Thành ủy Trần Thọ, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ kiểm tra thực tế tại khu vực tổ 10, 11 và 12, phường Hải Châu 2. Ảnh: H.Hiệp |
Hộ có diện tích thu hồi trên 50m3 được bố trí mua nhà chung cư và mua thêm đất ở TĐC. Tùy vào diện tích đất thu hồi và hồ sơ pháp lý về nhà đất sẽ bố trí thêm đất TĐC theo các quy định áp dụng về tính giá đất hộ phụ giải tỏa hoặc tính hệ số so với đơn giá đất. Thành phố sẽ vận động các cơ quan, đơn vị hỗ trợ, giúp đỡ những hộ nghèo, hộ đặc biệt nghèo làm nhà ở.
Đất ở TĐC hay căn hộ chung cư được nợ tiền chuyển quyền sử dụng trong thời gian 5 năm. Nếu tiếp tục nợ thì phát sinh lãi suất nhưng mức lãi suất sẽ thấp hơn lãi suất áp dụng cho vay đối với chương trình nhà ở xã hội.
Qua cuộc tiếp xúc, các đơn vị chức năng của thành phố sẽ tiến hành lập phiếu khảo sát đến 101 hộ dân trong khu vực giải tỏa. Nếu có sự đồng thuận với chủ trương di dời giải tỏa, phương án đền bù thiệt hại, bố trí TĐC với tỷ lệ 80%, thành phố sẽ quyết định chủ trương đầu tư nâng cấp chợ Cồn.
Điểm đặc biệt ở dự án này là thành phố đã chuẩn bị sẵn quỹ đất TĐC, hộ giải tỏa có ngay điều kiện làm nhà ở mới trước khi bàn giao mặt bằng.
Triệu Tùng
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay