(Dân trí) - Thị trường BĐS tại Mỹ bị sụp đổ là do cho vay quá chuẩn nên phải sửa sai bằng cách cải cách lại hệ thống tài chính cũng như tạo việc làm cho người vay. Thị trường Việt Nam cũng cần phải lấy từ cái gốc để giải quyết vấn đề …
Xung quanh vấn đề này, báo Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Trần Như Trung - Giám đốc Bộ Phận Nghiên cứu &Tư vấn Savills Vietnam.
Ông Trần Như Trung
Thưa ông, một số chuyên gia cho rằng, năm 2012, thị trường BĐS phải tái cấu trúc mới có thể sôi động được. Ông nghĩ sao?
Tái cấu trúc không hề đơn giản. Trong điều tra của Savills ngay từ quý 3/2011 cũng đã đề cập đến việc cần phải thay đổi, nhưng nếu thực hiện tái cấu trúc thì sẽ kèm theo những đau đớn.
Với mỗi doanh nghiệp, nếu trong năm 2012 họ thay đổi được cách kinh doanh thì tốt nhưng cũng không dễ chút nào.
Một trong những cách mà người ta có thể thay đổi là chuyển nhượng dự án…?
Vấn đề này đương nhiên là hay nhưng cũng chưa đủ vì ông nào “ôm” được dự án không phải đã là xong, họ phải suy nghĩ và tính toán xem liệu mình có làm được không.
Có một điều khiến nhiều người cảm thấy lạ là tại sao khi thị trường BĐS ở Mỹ sụp đổ, người ta rất quan tâm đến các chỉ số như: tỷ lệ lao động thất nghiệp hay số lượng ô tô được bán… Ông có biết không?
Thị trường BĐS Mỹ bị rơi vào bi kịch như năm 2008 là do nguyên nhân cho vay quá chuẩn, nghĩa là anh không còn đồng nào nhưng quỹ tín dụng vẫn cho vay để mua nhà và sẽ lấy lại thông qua lương hàng tháng của anh. Với ngân hàng thì bản thân việc cho vay này cũng đã quá ngưỡng an toàn nên luôn rình rập rủi ro.
Để “cứu” thị trường, Chính phủ Mỹ trước hết phải sửa bằng cách cải cách lại hệ thống tài chính. Và muốn người vay trả được tiền cho ngân hàng thì họ phải có việc làm, có thu nhập.
Như vậy, chỉ số về tỷ lệ lao động thất nghiệp có liên quan rất chặt chẽ tới thị trường BĐS. Hay như mặt hàng ô tô cũng vậy, nếu số lượng bán ra tăng cũng là một minh chứng cho khả năng chi trả của người dân Mỹ, đối tượng chủ yếu mua trả góp thông qua thu nhập.
Tín dụng BĐS ở Việt Nam được ví theo kiểu đút củi (ảnh minh họa)
Có vẻ như, thị trường BĐS ở Trung Quốc cũng có những điểm tương đồng với thị trường Việt Nam. Nhưng nghe nói cách họ “ứng xử” với thị trường trong bối cảnh suy thoái lại khác…?
Theo những thông tin tôi có được, bản chất của thị trường Trung Quốc là do cả hệ thống đầu tư. Thị trường đi lên bằng nguồn đầu tư lớn và người giàu càng nhiều. Và chính nhóm người giàu đó đã làm ảnh hưởng đến thị trường.
Trong thời điểm thị trường khó khăn, họ vẫn kích động giới đầu tư đầu tư mạnh để duy trì và vận hành thị trường được. Qua đó, nhóm đầu tư BĐS hi vọng có thể “hạ cánh mềm”.
Vì sao đầu tư nhiều thì lại hạ cánh mềm?
Khi thị trường đầu tư lớn thì họ rút dần, giảm dần chứ không rút hết ngay lập tức như rút tín dụng thành số không. Đặc biệt với phân khúc nhà ở, họ vẫn đổ tiền vào nhiều.
Chẳng lẽ các nhà đầu tư không sợ bị “phản ứng” của thị trường?
Họ không còn cách nào khác khi mà lượng tiền đã đổ vào thị trường quá lớn. Ở Trung Quốc, khoảng cách giàu nghèo rất lớn, điều này tác động đến nhu cầu đầu tư nhà ở xã hội. Như vậy, chỉ bằng cách đấy sẽ giúp cho cả nền kinh tế và giải quyết được vấn đề xã hội một cách hài hòa.
Vậy còn đối với thị trường BĐS ở Việt Nam?
Những nước mới nổi như Việt Nam, Trung Quốc thì tín dụng trong lĩnh vực BĐS được ví theo kiểu đút củi, không có tín dụng thì chết hết. Nhưng đối với Trung Quốc, họ rất cẩn trọng việc đưa củi ra củi vào.
Với thị trường Việt Nam, nếu lấy tổng những căn hộ đã bán và đang bán nhân với giá trung bình thì nó cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ so với tổng GDP.
Nhưng hiện nay có một vấn đề là mọi người khi khó thì vứt hết, khi nóng thì ào ạt chen nhau làm. Ví dụ như nhà ở, đang có xu thế doanh nghiệp BĐS chỉ mong có ai đó, nhà đầu tư nước ngoài, hay quỹ nào đó có thể chuyển nhượng được… chứ không nhìn ra được thế mạnh của mình để có thể khai thác chúng.
Trong bối cảnh như vậy thì theo ông, giải pháp nào là quan trọng nhất?
Hệ thống tín dụng của Việt Nam có tác động rất lớn tới thị trường. Bằng chứng là trước khi thắt chặt tín dụng, thị trường như nước sôi sùng sục do ném củi vào quá nhiều.
Trong khi đó, bản thân thị trường BĐS cần phải sống bằng đôi chân của nó chứ như hiện nay thì quá lệ thuộc vào tín dụng, ngân hàng…
Về phía doanh nghiệp, chúng ta nên bình tĩnh, tất cả phải ngồi lại, nhìn nhận lại xem thế mạnh của thị trường như thế nào để đầu tư cho đúng hướng. Và cho dù mọi thứ đi theo quỹ đạo thì cũng cần phải có thời gian, mà theo tôi thì chu kỳ này ít nhất phải mất 3 năm.
Xin cảm ơn ông!
Lan Hương (ghi)
Các bản tin khác
- “Chiến lược đại dương xanh” đã lấn sang thị trường bất động sản
- Cuộc đối đầu kỳ thú giữa shophouse và thương mại điện tử
- Tháo gỡ vướng mắc về tách thửa đất, cấp sổ hồng
- CEO Sun Group và những câu chuyện bây giờ mới kể
- "Bom tấn" Golden Bridge khiến du khách quốc tế khao khát check-in Đà Nẵng
- Cách thức xác định đối tượng mua nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư
- Bất động sản: Thời của trải nghiệm khách hàng lên ngôi
- "Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến bất động sản Việt Nam"
- Yên bình bãi Tiên Sa
- Chờ khung pháp lý, "đứa con lai" condotel dần hạ nhiệt
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng tại quận Liên Chiểu
- Đà Nẵng: Đấu thầu dự án khu đô thị 50ha từ việc chuyển đổi KCN Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: "Sẽ không biến động lớn đến 2019"
- Đề xuất phương án thu hồi dự án sân vận động Chi Lăng
- Chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng thành đất ở đô thị: Cần đúng quy định pháp luật và phù hợp điều kiện cụ thể
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Đà Nẵng - thành phố động lực của sự phát triển
- Đấu thầu xây dựng bãi đỗ xe công cộng nhiều tầng tại 18 vị trí khu vực trung tâm thành phố
- Khai thác thị trường bất động sản công nghiệp
- Cuối năm nay sẽ có văn bản pháp lý cho condotel
- Pháp lý cho condotel chưa rõ ràng