Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị là thành quả to lớn của thành phố Đà Nẵng; khi trở thành thành phố đô thị loại 1 cấp quốc gia thì tốc độ đầu tư phát triển diễn ra sôi động, mạnh mẽ. Đến nay, hạ tầng đô thị Đà Nẵng tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
.
Sự kiện hàng trăm hộ dân ở khu phố cũ Cầu Vồng, phường Hải Châu 2, quận Hải Châu đồng thuận và tha thiết được thực hiện di dời giải tỏa để chỉnh trang đô thị, đầu tư nâng cấp chợ Cồn tiếp tục là bước đột phá xóa bỏ cái cũ trong quá trình phát triển đô thị Đà Nẵng. Khu phố cũ Cầu Vồng là hình bóng của đô thị Đà Nẵng trước năm 1975 và nay đang đứng trước cơ hội đổi thay lớn lao, hòa mình cùng với sự phát triển mới đầy năng động của thành phố.
Thành phố bên sông Hàn trải qua một thời chiến tranh và sự trì trệ, bó hẹp suốt một thời gian dài với sứ mệnh thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, nay đã bừng lên sức phát triển sánh vai cùng với các đô thị lớn trong cả nước và hình mẫu đô thị hiện đại ở khu vực. Cùng với quá trình quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị hoàn thiện là tài nguyên cứng, đóng góp xứng đáng cho những thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội.
Dấu ấn cho sự phát triển đô thị bắt đầu từ năm 1997 khi Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Phát triển hạ tầng đô thị khởi đầu từ việc xây dựng và mở rộng các tuyến đường Hàm Nghi, Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Văn Linh, Phan Thanh, Lê Duẩn…, xây dựng những chiếc cầu bắc qua sông Hàn mà khởi đầu là cầu quay Sông Hàn. Tiếp đến là việc mở rộng, xây dựng những tuyến giao thông như Bạch Đằng, 2 Tháng 9, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Tất Thành, Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, Trường Sa, Ngũ Hành Sơn, Lê Văn Hiến, Nguyễn Hữu Thọ, Võ Chí Công, Vành đai phía Nam hay các cây cầu Tiên Sơn, Thuận Phước, Trần Thị Lý, Khuê Trung, Nguyễn Tri Phương và biểu tượng của Đà Nẵng là cầu Rồng và cầu vượt nút giao thông ngã ba Huế…
Đồng thời với đó là mở rộng, nâng cấp cảng Tiên Sa, sân bay quốc tế Đà Nẵng cùng 6 khu công nghiệp và hiện phát triển thêm 2 khu công nghiệp mới là Khu công nghệ cao và Khu công nghệ thông tin. Hạ tầng kỹ thuật đô thị được đầu tư phát triển toàn diện về cấp điện, cấp nước; bưu chính-viễn thông; dịch vụ tài chính-ngân hàng. Các cơ sở giáo dục-đào tạo, y tế; văn hóa, thể dục-thể thao được đầu tư đồng bộ, hiện đại đáp ứng cho sự phát triển của thành phố. Riêng hạ tầng công nghệ thông tin được nâng lên tầm cao mới và đang tiệm cận với trình độ phát triển, năng lực phục vụ và chất lượng mạng lưới đa dịch vụ của các nước tiên tiến…
Việc phát triển hạ tầng giao thông đã tạo cho Đà Nẵng khai thác được một lượng lớn về quỹ đất và nâng cao được giá trị của những mảnh đất vừa giải quyết bố trí tái định cư cho hộ giải tỏa vừa kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế qua các dự án dịch vụ thương mại, du lịch.
Đà Nẵng có nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển du lịch nên hạ tầng phục vụ du lịch là thế mạnh và được đầu tư có chiều sâu, có tầm nhìn. Hàng loạt các dự án du lịch lớn đã đưa vào sử dụng như: Fusion Maia Resort, Hyatt Regency, khu nghỉ mát Vinpearl Luxury, khu vui chơi giải trí Fantasy Park tại Bà Nà, khu du lịch Xuân Thiều, Intercontinental Danang Sun Peninsular Resort… Những khu du lịch đẳng cấp 5 sao đã đưa Đà Nẵng vào bản đồ du lịch thế giới và là điểm đến hấp dẫn và giàu tiềm năng.
Hạ tầng đô thị gắn liền với người dân thành phố và sự chuyển dịch về định hướng phát triển kinh tế-xã hội ở thành phố là hình thành các khu dân cư mới, các khu đô thị mới. Từ đây, chương trình “thành phố 3 có” được lan tỏa, bảo đảm cho người dân thành phố có nhà ở mới khang trang, cuộc sống ổn định.
Cứ từng năm đi qua, Đà Nẵng lại có thêm những công trình xây dựng mới, niềm vui của nhân dân thành phố càng tăng lên để trở thành niềm tự hào về một thành phố phát triển năng động. Với sự kiên trì thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho phát triển kinh tế đã làm cho đời sống người dân được nâng cao. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhìn thấy Đà Nẵng là địa điểm đầu tư hấp dẫn và tiềm năng.
Đà Nẵng phát triển đô thị thông qua huy động nguồn lực toàn xã hội, sự đồng thuận của nhân dân thành phố nên tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, tạo tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội là một chủ trương đúng đắn.
Trong những ngày tháng 3 lịch sử này, người Đà Nẵng hân hoan chào đón thành quả kiến thiết đô thị của mình với công trình cầu vượt nút giao thông ngã ba Huế. Bước ngoặt mới trong phát triển hạ tầng đô thị Đà Nẵng lại mở ra với hàng loạt các công trình trọng điểm năm 2015 khi cụ thể hóa Quyết định điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó có hàng loạt các công trình, dự án mới được khởi công xây dựng như đường giao thông trục I khu đô thị Tây Bắc, Trung tâm Tim mạch, Trường THPT Phan Châu Trinh; tuyến đường vành đai phía Bắc, Nhà Văn hóa Thiếu nhi… Tiếp nữa là dự án mở rộng sân bay quốc tế Đà Nẵng, các dự án hạ tầng công trình ngầm; các tuyến đường giao thông Metro, tàu điện ngầm, cảng Liên Chiểu, ga đường sắt Bắc - Nam.
Đà Nẵng đang đổi thay từng ngày, trở thành niềm hãnh diện của nhân dân thành phố từ thành quả của hạ tầng đô thị.
“Hạ tầng đô thị của Đà Nẵng là nguồn tài nguyên cứng được thành phố đầu tư, khai thác, thu hút nhiều nguồn lực để phát triển toàn diện. Đây là sự thành công về đầu tư phát triển đô thị kiểu mẫu ở nước ta. Thành phố Đà Nẵng thực hiện đầu tư xây dựng gắn với việc kiểm soát chất lượng, thẩm mỹ công trình và thực thi quản lý đô thị có tính chuyên nghiệp cao đã tạo ra một đô thị xanh, sạch, đẹp để hướng đến xây dựng thành phố đáng sống. Sự đổi thay trong phát triển hạ tầng đô thị Đà Nẵng những năm gần đây là quá trình quy hoạch đô thị bài bản đáng được nhiều địa phương trong cả nước tìm hiểu học hỏi” Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng |
TRIỆU TÙNG
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn