Luật công chứng năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng (Nghị định số 29). Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2250/QĐ-BTP ngày 01/10/2014 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật công chứng (Quyết định số 2250).
Luật công chứng năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng (Nghị định số 29). Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2250/QĐ-BTP ngày 01/10/2014 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật công chứng (Quyết định số 2250).
Để việc triển khai thi hành Luật công chứng và Nghị định số 29 đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh) quan tâm chỉ đạo Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành liên quan tại địa phương thực hiện một số công việc sau đây:
1. Về một số công việc cần thực hiện để triển khai thi hành Luật công chứng và Nghị định số 29
1.1. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan rà soát các nội dung cần phải thực hiện đã được quy định trong Luật công chứng, Nghị định số 29 và Quyết định số 2250 để tham mưu xây dựng các quy định đối với các công việc giao UBND cấp tỉnh chủ trì thực hiện (quy định mức trần thù lao công chứng; quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng; xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng và ban hành quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng v.v...), báo cáo UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định ban hành.
1.2. Sở Tư pháp và các tổ chức hành nghề công chứng cần chuẩn bị tốt các điều kiện về trang thiết bị, con người để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cá nhân, tổ chức tại địa phương, nhất là đối với một số việc mới được giao cho công chứng viên thực hiện như công chứng bản dịch; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản v.v... Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định tại Điều 77 của Luật công chứng; Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
2. Về thực hiện chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch về bất động sản nói chung và hợp đồng, văn bản khi người sử dụng đất thực hiện các quyền từ Ủy ban nhân dân cấp xã sang các tổ chức hành nghề công chứng
Ngày 21/11/2014, Bộ Tư pháp đã có Công văn số 4800/BTP-BTTP gửi UBND cấp tỉnh. Bộ Tư pháp cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ (Báo cáo số 58/BC-BTP ngày 13/3/2015) về vấn đề này, trong đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ như sau: "ở địa bàn đã chuyển giao thì đề nghị cho giữ nguyên để bảo đảm sự ổn định, không đặt vấn đề chuyển giao ngược lại vì việc chuyển giao có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân". Bộ Tư pháp đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành có liên quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả Công văn số 4800/BTP-BTTP nêu trên. Đối với những địa bàn chưa chuyển giao thì người dân có quyền lựa chọn công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã, song cần làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ bản chất, chức năng, vai trò của công chứng, chứng thực để người dân quyết định lựa chọn phù hợp, tăng cường bảo đảm an toàn cho các giao dịch dân sự.
3. Kiện toàn, củng cố và tiếp tục đẩy mạnh việc thành lập Hội công chứng viên tại các địa phương
Trên cơ sở các quy định của Luật công chứng, Nghị định số 29, Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” và Công văn số 500/BTP-BTTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư pháp gửi UBND cấp tỉnh về việc phối hợp thực hiện một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công chứng, các địa phương cần kiện toàn, củng cố, tiếp tục thành lập các Hội công chứng viên tạo cơ sở cho việc chuẩn bị thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ với Liên minh Công chứng Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện, báo cáo kết quả triển khai về Bộ Tư pháp trước ngày30/6/2015.
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay