Luật công chứng năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng (Nghị định số 29). Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2250/QĐ-BTP ngày 01/10/2014 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật công chứng (Quyết định số 2250).
Luật công chứng năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng (Nghị định số 29). Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2250/QĐ-BTP ngày 01/10/2014 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật công chứng (Quyết định số 2250).
Để việc triển khai thi hành Luật công chứng và Nghị định số 29 đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh) quan tâm chỉ đạo Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành liên quan tại địa phương thực hiện một số công việc sau đây:
1. Về một số công việc cần thực hiện để triển khai thi hành Luật công chứng và Nghị định số 29
1.1. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan rà soát các nội dung cần phải thực hiện đã được quy định trong Luật công chứng, Nghị định số 29 và Quyết định số 2250 để tham mưu xây dựng các quy định đối với các công việc giao UBND cấp tỉnh chủ trì thực hiện (quy định mức trần thù lao công chứng; quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng; xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng và ban hành quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng v.v...), báo cáo UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định ban hành.
1.2. Sở Tư pháp và các tổ chức hành nghề công chứng cần chuẩn bị tốt các điều kiện về trang thiết bị, con người để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cá nhân, tổ chức tại địa phương, nhất là đối với một số việc mới được giao cho công chứng viên thực hiện như công chứng bản dịch; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản v.v... Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định tại Điều 77 của Luật công chứng; Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
2. Về thực hiện chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch về bất động sản nói chung và hợp đồng, văn bản khi người sử dụng đất thực hiện các quyền từ Ủy ban nhân dân cấp xã sang các tổ chức hành nghề công chứng
Ngày 21/11/2014, Bộ Tư pháp đã có Công văn số 4800/BTP-BTTP gửi UBND cấp tỉnh. Bộ Tư pháp cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ (Báo cáo số 58/BC-BTP ngày 13/3/2015) về vấn đề này, trong đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ như sau: "ở địa bàn đã chuyển giao thì đề nghị cho giữ nguyên để bảo đảm sự ổn định, không đặt vấn đề chuyển giao ngược lại vì việc chuyển giao có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân". Bộ Tư pháp đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành có liên quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả Công văn số 4800/BTP-BTTP nêu trên. Đối với những địa bàn chưa chuyển giao thì người dân có quyền lựa chọn công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã, song cần làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ bản chất, chức năng, vai trò của công chứng, chứng thực để người dân quyết định lựa chọn phù hợp, tăng cường bảo đảm an toàn cho các giao dịch dân sự.
3. Kiện toàn, củng cố và tiếp tục đẩy mạnh việc thành lập Hội công chứng viên tại các địa phương
Trên cơ sở các quy định của Luật công chứng, Nghị định số 29, Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” và Công văn số 500/BTP-BTTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư pháp gửi UBND cấp tỉnh về việc phối hợp thực hiện một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công chứng, các địa phương cần kiện toàn, củng cố, tiếp tục thành lập các Hội công chứng viên tạo cơ sở cho việc chuẩn bị thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ với Liên minh Công chứng Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện, báo cáo kết quả triển khai về Bộ Tư pháp trước ngày30/6/2015.
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn