Dòng sản phẩm tưởng chừng không mấy thu hút trước kia nay trở thành mục tiêu cạnh tranh khốc liệt...
Theo thống kê, năm 2015, cả nước có khoảng 1,74 triệu người khó khăn về nhà ở.
Sự phục hồi và tái khởi động của thị trường bất động sản đã khiến nhiều phân khúc nhà ở trỗi dậy. Trong đó, thắng thế nhất vẫn là phân khúc nhà ở trung bình, nhà ở diện tích nhỏ giá thấp, nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân…
Dòng sản phẩm tưởng chừng không mấy thu hút trước kia nay trở thành mục tiêu cạnh tranh khốc liệt, kích thích các “ông lớn” của giới địa ốc vào cuộc.
Chiến lược mới
Đã hết thời các chủ đầu tư địa ốc “bán những thứ mình có” mà thay vào đó là “bán những gì thị trường cần”. Đây được xem là kim chỉ nam để các doanh nghiệp điều chỉnh và đưa ra thị trường dòng sản phẩm phù hợp.
Theo thống kê, năm 2015, cả nước có khoảng 1,74 triệu người khó khăn về nhà ở. Trong khi đó, năm 2014, thị trường mới chỉ cung ứng khoảng 19.680 căn hộ cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp.
Báo cáo thị trường của Savills chỉ ra rằng, năm 2015, căn hộ giá rẻ chiếm gần 80% lượng giao dịch toàn thị trường.
Nhận thấy nhu cầu rất lớn về nhà ở giá rẻ và tiềm năng phát triển của dòng sản phẩm này, không ít doanh nghiệp đã vào cuộc. Nhắc đến phân khúc này, người ta không quên điểm mặt các doanh nghiệp có dự án nhà giá rẻ của ông Lê Thanh Thản, Viglacera (Hà Nội) hay Nam Long, Hoàng Quân, Đất Xanh, Hưng Thịnh…
Không chỉ các tên tuổi quen thuộc trong “làng” địa ốc giá rẻ, nay các “đại gia” vốn chuyên phát triển bất động sản cao cấp cũng tham gia sân chơi mới.
Hoàng Anh Gia Lai thì có công ty con là An Phú, đơn vị phát triển nhà ở phân khúc giá rẻ, nổi tiếng với các dự án như: Phú Hoàng Anh, Phúc Bảo Minh, Hoàng Anh Incomex, Đông Nam, Hoàng Anh Mê Kông… Đây là một trong những “đại gia” đầu tiên tham gia cạnh tranh ở dòng sản phẩm này.
Một cái tên khác là Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal), thuộc tập đoàn Thành Thành Công. Bên cạnh thế mạnh là đất nền biệt thự, bất động sản nghỉ dưỡng, nhà ở thương mại cao cấp, Sacomreal đã lấn sân sang đầu tư, phát triển phân khúc căn hộ bình dân.
Đây được xác định là một trong những mục tiêu của Sacomreal năm 2015. Đơn cử thành công có thể kể đến là dự án Jamona Apartment. 1.290 căn hộ thuộc dự án này có giá bán từ 636 triệu đồng/căn, tọa lạc tại trung tâm quận 7, Tp.HCM và sở hữu khu tiện ích cao cấp.
Theo bà Võ Thị Dịu Hiền, Tổng giám đốc Sacomreal, khách hàng mua nhà tại dự án sẽ được hỗ trợ vay trong gói 30.000 tỷ với lãi suất cố định 5%/năm trong 15 năm. Đặc biệt, đây còn là dự án sở hữu hồ nhân tạo lớn nhất Tp.HCM với diện tích mặt hồ lên đến 7.500 m2. Chính những điểm đặc biệt trên, nên ngay trong ngày công bố dự án, đã có hơn 500 khách hàng giữ chỗ.
Vì sao thu hút?
Phân khúc nhà ở giá rẻ dường như đang có nhiều lợi thế. Đầu tiên chính là lượng cầu rất lớn của người dân.
Trong 1,74 triệu người khó khăn về nhà ở năm 2015 thì có 40% các hộ gia đình ở đô thị có mức thu nhập dưới 8,8 triệu đồng/ tháng và 60% có mức thu nhập dưới 11,9 triệu đồng/tháng.
Nhà ở trung bình có giá bán đều thoả mãn cả hai mức thu nhập này. Một số ý kiến trong giới chuyên gia cho rằng, không chỉ trong năm 2015, nhu cầu nhà ở giá rẻ sẽ tiếp tục tăng mạnh cho đến năm 2020.
“Đòn bẩy” thứ hai phải kế đến là sự đổi mới trong các chính sách nhằm tạo điều kiện và duy trì sự phát triển của thị trường bất động sản. Luật Đất đai sửa đổi, Luật Nhà ở với nhiều điểm mới sẽ góp phần đưa phân khúc nhà ở trung bình phát triển mạnh trong năm 2015.
Theo đó, Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện để tăng nguồn cung nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội, mở rộng hành lang pháp lý, giúp doanh nghiệp thông thoáng hơn khi tham gia đầu tư dòng sản phẩm nhà ở này.
Cuối cùng là sự hỗ trợ từ tín dụng bất động sản. Cuối năm 2014, thị trường bất động sản đã chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ, nhiều gam màu tươi sáng được thể hiện. Một trong những yếu tố làm nên sự thay đổi này là tín dụng đã chảy về nhiều hơn với kênh đầu tư bất động sản.
Sự ra đời của Thông tư 32/2014/NHNN đã tạo điều kiện để nhà ở thương mại giá rẻ tiếp cận gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng, vốn dĩ trước kia chỉ được xem là “đặc sản” của nhà ở xã hội.
Đã từ lâu lắm, kể từ khi bất động sản dường như đóng băng hoàn toàn, người ta mới lại thấy những mảng màu tươi sáng. Với sự phát triển mạnh mẽ thời gian gần đây, phân khúc nhà ở giá rẻ được kỳ vọng sẽ tạo cú hích mới cho thị trường.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn