(PL)- Các ngân hàng hiện đang cho vay trung và dài hạn ở ngưỡng khoảng 10%-12%/năm.
Chính phủ lại vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét giảm lãi suất trung và dài hạn 1%-1,5% bằng biện pháp thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp (DN). Trước đó trong các cuộc họp thường kỳ, Chính phủ cũng đã phát đi thông điệp này.
Lãi suất trung và dài hạn còn rất cao
Ngay từ đầu năm, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết năm 2015, chính sách tiền tệ cơ bản giữ vững như hiện nay, trong đó cho vay trung và dài hạn có thể hạ xuống thêm 1%-1,5%, hướng tới mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn dưới 10%/năm.
Mặc dù Chính phủ, NHNN liên tục có những tín hiệu phát đi nhưng đến nay lãi suất trung và dài hạn vẫn còn cao. Hầu hết các chuyên gia cho rằng việc hạ lãi suất huy động rất dễ vì lạm phát hiện đang được kiềm chế ở mức thấp nên với mức huy động như hiện nay tiền gửi vẫn dương. Nhưng đa số người dân lại lựa chọn kỳ hạn ngắn để gửi. Các NH cũng khuyến khích việc gửi tiền với kỳ hạn dài để lãi suất cao hơn. Hiện kỳ hạn từ sáu tháng trở lên vẫn theo hình thức thỏa thuận. Song lãi suất sáu tháng hoặc dưới một năm trong cho vay vẫn được coi là ngắn hạn. Thế nên dù muốn các NH cũng rất khó có được nhiều vốn dài hạn để hỗ trợ DN với lãi suất thấp.
Khách hàng đang giao dịch tại một ngân hàng. Ảnh: HTD
Việc hạ lãi suất xuống thấp là điều mong mỏi của DN, tuy nhiên ông Đặng Quốc Tiến, chuyên gia tài chính NH, thừa nhận lãi suất trung và dài hạn hiện còn ở mức cao trung bình. Các NH đang cho vay ở ngưỡng khoảng 10%-12%/năm. Trong khi đó dư địa lãi suất tiền gửi cũng không còn nhiều. Các NH chỉ có thể hạ lãi suất kỳ hạn ngắn, còn kỳ hạn dài từ trên một năm trở lên rất khó để hạ thêm. Chẳng hạn huy động kỳ hạn trên 12 tháng hiện nay khoảng 7%/năm (thậm chí còn cao hơn) thì NH phải cho vay trên 10%.
Đầu tháng 4, báo cáo hoạt động kinh doanh tuần gần nhất của NHNN về việc cho vay trung và dài hạn cho thấy hiện lãi suất đang giữ ở mức 9,5%-11%/năm lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu... Còn dạng đầu tư dự án hay các lĩnh vực phi sản xuất thì lãi suất còn cao hơn nhiều.
NHNN bơm tiền cho các NH thương mại
Theo ông Đặng Quốc Tiến, không nên dùng biện pháp hành chính để giảm, đưa lãi suất trung và dài hạn xuống vì các NH phải dựa vào giá vốn đầu vào của mình. Trong bối cảnh này, chẳng hạn lãi suất huy động dài hạn khoảng 6%-7%/năm thì các NH có thể hạ lãi suất cho vay trung hạn khoảng 9%-10%/năm.
Còn TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH, cho rằng chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay trong biên độ khoảng 3%-4% là được. Vậy nếu NH huy động khoảng 5% kỳ hạn dài thì lãi suất cho vay có thể đưa về mức 8%-9% vẫn được.
Một quan điểm khác, ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia tài chính, phân tích không cần dùng tiền huy động để cho vay. Để thực hiện chính sách tiền tệ, NHNN có quyền bơm tiền ra cho NH vay với lãi suất thấp để phục vụ nền kinh tế. Nghĩa là để tạo thanh khoản cho các NH trong rổ tiền dài hạn, NHNN có thể cho các NH vay với lãi suất 2%-3%/năm. Các NH có thể đem lên NHNN các giấy tờ có giá trị để cầm cố… Miễn sao phải kiểm soát nguồn tiền này đi đúng mục đích. Cụ thể là đi vào sản xuất, kinh doanh chứ không phải đi vào bất động sản, chứng khoán, vàng… Việc bơm tiền sao cho không quá nhiều để gây lạm phát, không quá ít để gây thiểu phát là việc của những nhà điều hành chính sách tiền tệ để nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định. “Ở các nước châu Âu, Mỹ họ cũng làm như thế. Họ cho các NH vay với lãi suất 0,1%-0,2%/năm rồi cho DN vay với mức 2%” - ông Thành nói.
Lãi suất trung và dài hạn cho lĩnh vực ưu tiên 9%-10% Theo NHNN, hiện nay mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 7%/năm đối với ngắn hạn. Các NHTM tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9%-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường 9,5%-11%/năm đối với trung và dài hạn. |
YÊN TRANG
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Mua nhà và nỗi ám ảnh
- "Bội thực" nguồn cung condotel
- Tiếp dân khu vực Cồn Dầu: chủ trương hoán đổi cho mỗi hộ một lô ở gần khu vực Nhà thờ Cồn Dầu
- 'Tiền mất tật mang' khi mua nhà là tài sản chung
- Tư vấn chọn hướng nhà chung cư sao cho hợp phong thủy
- Đối thoại trực tuyến "Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất"
- Xây nhà hiện đại chỉ 350 triệu đồng cho vợ chồng trẻ
- Vốn ngoại 'tìm' khách sạn 3-4 sao tại Việt Nam
- ‘Chết’ vì mua nhà đất theo… tin đồn
- Dự án Công viên văn hóa, lịch sử Ngũ Hành Sơn: Dân bức xúc vì chậm giải tỏa
- Thị trường bất động sản: Lại giở chiêu lách luật bằng hợp đồng góp vốn
- Dân tài chính, ngân hàng làm gì khi BĐS nghỉ dưỡng “lên ngôi”?
- 17 yếu tố cần biết về phong thủy văn phòng
- Bế tắc việc cấp sổ hồng cho người mua nhà đất giấy tay
- Hàng trăm khách hàng dự ra mắt Sun Premier Village Kem Beach Resort
- Xem xét bơm thêm vốn cho vay tiêu dùng, mua nhà
- Phát triển khu du lịch Sơn Trà: Thống nhất, đồng thuận mới triển khai
- Dự án Sheraton tăng tốc về đích phục vụ APEC 2017
- Phê duyệt tổng mặt bằng điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết TL1/500 Khu đô thị mới Thuận Phước – Đà Nẵng
- Nguồn thu từ bất động sản tăng cao