Các tổ chức công chứng buộc phải thay đổi cách phục vụ để giành được khách hàng. Do không còn rào cản về địa hạt nên người dân có thể đến bất cứ tổ chức công chứng nào.
15/01/2010 - 12:19 AM
Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh
Xã hội hóa công chứng: Dân được lợi
Các tổ chức công chứng buộc phải thay đổi cách phục vụ để giành được khách hàng. Do không còn rào cản về địa hạt nên người dân có thể đến bất cứ tổ chức công chứng nào.
Nếu như trước đây, các công chứng viên của TP.HCM (gồm có các phòng công chứng và các văn phòng công chứng) chỉ đến tận nhà để công chứng trong một số trường hợp quy định thì nay việc này được các tổ chức công chứng giải quyết linh động hơn. “Chúng tôi sẵn sàng đến tận nhà đối với những trường hợp ốm đau hoặc lên tận trại giam, trại cai nghiện… Khách hàng đánh giá rất cao sự thân thiện, nhiệt tình của chúng tôi” - một trưởng văn phòng công chứng nói.
Có dịp đến các tổ chức công chứng để công chứng hồ sơ, mọi người sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt lớn về cung cách phục vụ. Tại các phòng công chứng số 1, 2, 3... và các văn phòng công chứng luôn có sẵn nước trà, nước lọc... để phục vụ người dân. Các tổ chức công chứng cũng có nhân viên sẵn sàng tư vấn pháp luật về công chứng miễn phí cho người dân. Phòng Công chứng số 2 còn in sẵn danh mục các loại giấy tờ cần thiết cho việc công chứng. Người dân chỉ cần nhìn vào bảng là biết mình còn thiếu giấy tờ gì, đỡ mất công chạy tới chạy lui.
Thái độ phục vụ đã khác, còn “Thời gian công chứng một giao dịch thì khỏi lo!” - một người dân nói.
Ông Hoàng Xuân Hoan, Trưởng phòng Công chứng số 2, cũng cho biết: “Chúng tôi sẽ chủ động tiếp nhận hồ sơ chứ không ngồi một chỗ chỉ trỏ làm khách hàng khó chịu...”. Ông Nguyễn Quang Thắng, Trưởng phòng Công chứng số 1, nói: “Để thu hút khách hàng, phòng còn mở đường dây nóng để khách hàng được tư vấn và đặt số thứ tự qua điện thoại”...
“Theo quy định, thời gian công chứng một vụ việc tối đa là năm ngày. Nhưng chúng tôi luôn tìm mọi cách rút ngắn thời gian này: chỉ trong ngày với những hồ sơ đơn giản; tối đa là ba ngày với hồ sơ phức tạp” - ông Phan Văn Cheo, Trưởng Văn phòng Công chứng Sài Gòn, cho biết.
Theo công chứng viên Lê Văn Tuấn (Văn phòng Công chứng Bến Thành), trước khi Luật Công chứng có hiệu lực, các phòng công chứng trên địa bàn TP.HCM công chứng theo địa hạt. Sau khi luật đi vào cuộc sống, không có rào cản nào về địa hạt nữa, người dân có thể đến bất cứ tổ chức công chứng nào cũng được đáp ứng.
Trước đó, các phòng công chứng kết nối thông tin với địa hạt mình phụ trách. Sau ngày 1-7-2007, do Sở Tư pháp TP.HCM đã xây dựng trung tâm dữ liệu để các tổ chức công chứng truy cập, tham khảo các thông tin liên quan như thông tin ngăn chặn bất động sản, cơ quan yêu cầu ngăn chặn… nên chúng tôi có đủ cơ sở để công chứng.
TP.HCM công chứng hơn 600.000 hợp đồng
Hôm nay (15-1), Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2010 khu vực phía
Tại TP.HCM, tổng số việc đã công chứng là trên 600.000 hợp đồng, giao dịch, thu trên 220 tỉ đồng; nộp ngân sách nhà nước và thuế trên 115 tỉ đồng. |
TIẾN HIỂU
http://www.phapluattp.vn/2010011411237360p0c1013/xa-hoi-hoa-cong-chung-dan-duoc-loi.htm
Các bản tin khác
- "Độc chiêu" tiếp thị dự án bất động sản
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
- EURO VILLAGE - LÀNG CHÂU ÂU
- Chuyên nghiệp để phục vụ tốt hơn
- Khẩn trương cấp “sổ đỏ” cho nhà ở xã hội
- Sử dụng quỹ đất quận Thanh Khê hợp lý, hiệu quả nhất
- Tháng 9, ôtô đồng loạt tăng giá mạnh
- Quyền sử dụng đất của người nước ngoài và Việt kiều
- Gặp khó với miễn thuế chuyển nhượng “căn nhà duy nhất”
- Đà Nẵng dẫn đầu về cải cách hành chính
- 5 sai lầm kinh điển của dân đầu tư đất nền
- Chuyển nhượng nhà đất duy nhất có thể không mất thuế
- Bảo lãnh bất động sản: Vừa làm vừa ‘mò’
- Môi giới địa ốc và 1.001 chiêu “thả con săn sắt, bắt cá sộp“
- Đà Nẵng rực rỡ pháo hoa chào mừng Quốc khánh
- Bứt phá ngoạn mục về quy hoạch đô thị
- Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tư pháp lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020
- Tiền đổ vào dự án nhà cao cấp
- Biết luật, làm sổ đỏ sẽ bớt khó khăn
- Đường Nguyễn Hữu Thọ: Thênh thang, tràn đầy sức sống