Một số ngân hàng thương mại vẫn tìm cách trì hoãn hạ lãi suất cho vay trung dài hạn bằng “tiểu xảo”...
Đường cong lãi suất vẫn chưa thực sự được “tự nhiên”, mà phụ thuộc vào mục đích chủ quan của một số ngân hàng thương mại - Ảnh minh họa.
Từ đầu tháng 5/2015 đến nay, một số ngân hàng thương mại áp dụng biểu lãi suất huy động mới. So với đầu năm, lãi suất huy động VND đã giảm thêm từ 0,1 - 0,5%/năm ở hầu hết các kỳ hạn.
Lãi suất huy động VND theo đó hiện phổ biến từ 4 - 5,8%/năm ở các kỳ hạn ngắn từ 1 - 12 tháng; từ 6,5 - 6,8%/năm các kỳ hạn từ 15 - 36 tháng. Tuy nhiên, riêng kỳ hạn 13 tháng vẫn áp ngất ngưởng từ 7,4 - 7,5%/năm.
Như VnEconomy phản ánh ở bài viết gần đây, việc áp riêng lãi suất huy động cao đột biến ở kỳ hạn 13 tháng như trên chủ yếu nhằm làm tham chiếu để tính lãi suất cho vay trung dài hạn.
Cụ thể, hiện nhiều ngân hàng thương mại áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất cho vay trung dài hạn bằng lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng (hoặc kỳ hạn huy động có lãi suất cao nhất) cộng thêm biên độ (phổ biến từ 3 - 5%/năm). Mức tham chiếu này càng cao thì lãi suất cho vay ngân hàng thu được càng lợi.
Đáng chú ý, mục đích huy động vốn tại kỳ hạn ngất ngưởng đó cũng được nêu rõ trên biểu niêm yết của một số ngân hàng. Nói cách khác, “tiểu xảo” để trì hoãn giảm lãi suất cho vay trung dài hạn, hoặc mục đích để neo lãi suất cho vay ở mức cao, thể hiện rõ.
Như tại một ngân hàng thương mại cổ phần lớn có trụ sở tại Tp.HCM, trên biểu lãi suất huy động vừa công bố, các kỳ hạn liền trước và liền sau kỳ hạn 13 tháng chỉ 5,5 - 5,8%/năm và 6 - 6,5%/năm, nhưng riêng kỳ hạn 13 tháng lên tới 7,5%/năm.
Ngân hàng này ghi rõ, riêng kỳ hạn 13 tháng lãi suất rất cao đó họ chỉ huy động các khoản tiền gửi, tiết kiệm mở mới từ 500 tỷ đồng trở lên - một điều kiện rất khó mở rộng đối với đại bộ phận người gửi tiền muốn gửi kỳ hạn này.
Kể từ năm 2012 đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước triển khai nhiều biện pháp, lãi suất cho vay đã dần được bình ổn, đường cong lãi suất huy động cũng định hình lại hợp lý hơn.
Tuy nhiên, với thực tế trên, đường cong lãi suất vẫn chưa thực sự được “tự nhiên”, mà phụ thuộc vào mục đích chủ quan của một số ngân hàng thương mại.
Lãi suất huy động VND theo đó hiện phổ biến từ 4 - 5,8%/năm ở các kỳ hạn ngắn từ 1 - 12 tháng; từ 6,5 - 6,8%/năm các kỳ hạn từ 15 - 36 tháng. Tuy nhiên, riêng kỳ hạn 13 tháng vẫn áp ngất ngưởng từ 7,4 - 7,5%/năm.
Như VnEconomy phản ánh ở bài viết gần đây, việc áp riêng lãi suất huy động cao đột biến ở kỳ hạn 13 tháng như trên chủ yếu nhằm làm tham chiếu để tính lãi suất cho vay trung dài hạn.
Cụ thể, hiện nhiều ngân hàng thương mại áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất cho vay trung dài hạn bằng lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng (hoặc kỳ hạn huy động có lãi suất cao nhất) cộng thêm biên độ (phổ biến từ 3 - 5%/năm). Mức tham chiếu này càng cao thì lãi suất cho vay ngân hàng thu được càng lợi.
Đáng chú ý, mục đích huy động vốn tại kỳ hạn ngất ngưởng đó cũng được nêu rõ trên biểu niêm yết của một số ngân hàng. Nói cách khác, “tiểu xảo” để trì hoãn giảm lãi suất cho vay trung dài hạn, hoặc mục đích để neo lãi suất cho vay ở mức cao, thể hiện rõ.
Như tại một ngân hàng thương mại cổ phần lớn có trụ sở tại Tp.HCM, trên biểu lãi suất huy động vừa công bố, các kỳ hạn liền trước và liền sau kỳ hạn 13 tháng chỉ 5,5 - 5,8%/năm và 6 - 6,5%/năm, nhưng riêng kỳ hạn 13 tháng lên tới 7,5%/năm.
Ngân hàng này ghi rõ, riêng kỳ hạn 13 tháng lãi suất rất cao đó họ chỉ huy động các khoản tiền gửi, tiết kiệm mở mới từ 500 tỷ đồng trở lên - một điều kiện rất khó mở rộng đối với đại bộ phận người gửi tiền muốn gửi kỳ hạn này.
Kể từ năm 2012 đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước triển khai nhiều biện pháp, lãi suất cho vay đã dần được bình ổn, đường cong lãi suất huy động cũng định hình lại hợp lý hơn.
Tuy nhiên, với thực tế trên, đường cong lãi suất vẫn chưa thực sự được “tự nhiên”, mà phụ thuộc vào mục đích chủ quan của một số ngân hàng thương mại.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay