CafeLand – Giá các loại đất trong Bảng giá đất năm 2015 cơ bản phù hợp với giá đất thị trường, có điều chỉnh tăng khi có đầu tư nâng cấp hạ tầng và giảm cho phù hợp với tình hình thực tế thị trường tại địa phương.
Đó là nhận định chung trong báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả xây dựng Bảng giá đất năm 2015 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cụ thể, giá đất ở tại nông thôn năm 2015 có 14 tỉnh giữ nguyên mức giá, 46 tỉnh điều chỉnh tăng và 03 tỉnh (Hà Nội, Hà Nam, Ninh Thuận) điều chỉnh giảm. Những địa phương có mức giá đất ở tại nông thôn cao thuộc xã miền núi, gồm: Thanh Hóa (5.500.000 đồng/m2), Hà Tĩnh (6.000.000 đồng/m2); địa phương có mức giá thấp nhất là Quảng Bình (180.000 đồng/m2), Bình Định (190.000 đồng/m2), Hà Giang (253.000 đồng/m2), Bình Phước (290.000 đồng/m2).
Giá đất ở tại 2 đô thị loại đặc biệt được điều chỉnh tăng cho phù hợp hơn với giá đất phổ biến trên thị trường và giảm dần mức chênh lệch về giá giữa các khu vực, cụ thể:
Tại Hà Nội, mức giá cao nhất là 162.000.000 đồng/m2 tại các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm), tăng gấp 2 lần so với năm 2014; Giá đất ở tại các quận có mức thấp nhất là 3.960.000 đồng/m2 tại phường Dương Nội (quận Hà Đông).
Đường Nguyễn Huệ hiện đã chuyển thành phố đi bộ với công trình nhạc nước
Tại TP.HCM, giá đất ở cũng được điều chỉnh tăng lên mức 162.000.000 đồng/m2, tăng 2 lần so với năm 2014, tập trung tại các tuyến đường thuộc địa bàn Quận 1 như đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Lê Lai... Mức giá thấp nhất tại các quận là 1.500.000 đồng/m2.
15 đô thị loại I: So với năm 2014, giá đất ở tại đô thị loại I được điều chỉnh tăng 17,13%. Hạ Long (Quảng Ninh) điều chỉnh tăng 19,44%, Việt Trì (Phú Thọ) điều chỉnh tăng 40%, Nam Định (Nam Định) điều chỉnh tăng 20%, Huế (Thừa Thiên - Huế) điều chỉnh tăng 25%, Quy Nhơn (Bình Định) điều chỉnh tăng 40%, Nha Trang (Khánh Hòa) điều chỉnh tăng 1,82%, Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) điều chỉnh tăng 33,33%, Cần Thơ điều chỉnh tăng 5,88% và Đà Nẵng điều chỉnh tăng 163,48%. Mức giá đất ở bình quân cao nhất năm 2015 của 15 đô thị loại I là 33.700.600 đồng/m2. Trong đó, thành phố Vinh (Nghệ An) có mức giá đất ở đô thị cao nhất là 51.000.000 đồng/m2; Đà Lạt (Lâm Đồng) là địa phương có mức giá đất ở đô thị tối đa thấp nhất 18.144.000 đồng/m2.
21 đô thị loại II: Phần lớn giá đất tại các đô thị loại II đều giữ nguyên mức giá đất ở so với năm 2014. Mức giá đất ở bình quân tại các đô thị loại này là 22.868.100 đồng/m2, giảm 15,7% so với năm 2014. Trong đó, Hải Dương (Hải Dương) có mức giá đất ở cao nhất là 36.000.000 đồng/m2, bằng 72% mức giá tối đa trong khung giá đất do Chính phủ quy định. Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) có giá đất ở thấp nhất 9.240.000 đồng/m2, bằng 20,53% so với mức giá đất ở tối đa của loại đất tương ứng trong khung giá đất do Chính phủ quy định.
Đối với các đô thị còn lại (III, IV,V): Bình quân mức giá đất ở cao nhất của các đô thị loại III tại 34 tỉnh là 15.616.590 đồng/m2, tăng 5,38% so với năm 2014; Bình quân mức giá đất ở cao nhất của các đô thị loại IV tại 36 tỉnh là 8.963.560 đồng/m2, tăng 13,82% so với năm 2014; Bình quân mức giá đất ở cao nhất của các đô thị loại V tại 57 tỉnh là 6.666.770 đồng/m2, tăng 26,89% so với năm 2014.
Giá đất thương mại, dịch vụ: Phần lớn các tỉnh quy định giá đất thương mại, dịch vụ bằng khoảng 70% - 80% mức giá đất ở cùng vị trí. Các tỉnh Hà Giang, Gia Lai có giá đất thương mại, dịch vụ bằng 100% giá đất ở cùng vị trí. Các tỉnh có giá đất thương mại, dịch vụ thấp so với giá đất ở cùng vị trí Hưng Yên (bằng 40%), Khánh Hòa (bằng 30%), Kiên Giang (bằng 42%).
Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ:Phần lớn các tỉnh quy định giá đất này bằng khoảng 60% - 70% mức giá đất ở cùng vị trí. Các tỉnh có giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bằng 50% giá đất ở cùng vị trí là Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nằng, Quảng Ngãi. Tỉnh Khánh Hòa có giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bằng 30% giá đất ở cùng vị trí, Hưng Yên bằng 20% đất ở cùng vị trí.
Các bản tin khác
- “Chiến lược đại dương xanh” đã lấn sang thị trường bất động sản
- Cuộc đối đầu kỳ thú giữa shophouse và thương mại điện tử
- Tháo gỡ vướng mắc về tách thửa đất, cấp sổ hồng
- CEO Sun Group và những câu chuyện bây giờ mới kể
- "Bom tấn" Golden Bridge khiến du khách quốc tế khao khát check-in Đà Nẵng
- Cách thức xác định đối tượng mua nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư
- Bất động sản: Thời của trải nghiệm khách hàng lên ngôi
- "Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến bất động sản Việt Nam"
- Yên bình bãi Tiên Sa
- Chờ khung pháp lý, "đứa con lai" condotel dần hạ nhiệt
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng tại quận Liên Chiểu
- Đà Nẵng: Đấu thầu dự án khu đô thị 50ha từ việc chuyển đổi KCN Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: "Sẽ không biến động lớn đến 2019"
- Đề xuất phương án thu hồi dự án sân vận động Chi Lăng
- Chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng thành đất ở đô thị: Cần đúng quy định pháp luật và phù hợp điều kiện cụ thể
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Đà Nẵng - thành phố động lực của sự phát triển
- Đấu thầu xây dựng bãi đỗ xe công cộng nhiều tầng tại 18 vị trí khu vực trung tâm thành phố
- Khai thác thị trường bất động sản công nghiệp
- Cuối năm nay sẽ có văn bản pháp lý cho condotel
- Pháp lý cho condotel chưa rõ ràng