CafeLand – Giá các loại đất trong Bảng giá đất năm 2015 cơ bản phù hợp với giá đất thị trường, có điều chỉnh tăng khi có đầu tư nâng cấp hạ tầng và giảm cho phù hợp với tình hình thực tế thị trường tại địa phương.
Đó là nhận định chung trong báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả xây dựng Bảng giá đất năm 2015 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cụ thể, giá đất ở tại nông thôn năm 2015 có 14 tỉnh giữ nguyên mức giá, 46 tỉnh điều chỉnh tăng và 03 tỉnh (Hà Nội, Hà Nam, Ninh Thuận) điều chỉnh giảm. Những địa phương có mức giá đất ở tại nông thôn cao thuộc xã miền núi, gồm: Thanh Hóa (5.500.000 đồng/m2), Hà Tĩnh (6.000.000 đồng/m2); địa phương có mức giá thấp nhất là Quảng Bình (180.000 đồng/m2), Bình Định (190.000 đồng/m2), Hà Giang (253.000 đồng/m2), Bình Phước (290.000 đồng/m2).
Giá đất ở tại 2 đô thị loại đặc biệt được điều chỉnh tăng cho phù hợp hơn với giá đất phổ biến trên thị trường và giảm dần mức chênh lệch về giá giữa các khu vực, cụ thể:
Tại Hà Nội, mức giá cao nhất là 162.000.000 đồng/m2 tại các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm), tăng gấp 2 lần so với năm 2014; Giá đất ở tại các quận có mức thấp nhất là 3.960.000 đồng/m2 tại phường Dương Nội (quận Hà Đông).
Đường Nguyễn Huệ hiện đã chuyển thành phố đi bộ với công trình nhạc nước
Tại TP.HCM, giá đất ở cũng được điều chỉnh tăng lên mức 162.000.000 đồng/m2, tăng 2 lần so với năm 2014, tập trung tại các tuyến đường thuộc địa bàn Quận 1 như đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Lê Lai... Mức giá thấp nhất tại các quận là 1.500.000 đồng/m2.
15 đô thị loại I: So với năm 2014, giá đất ở tại đô thị loại I được điều chỉnh tăng 17,13%. Hạ Long (Quảng Ninh) điều chỉnh tăng 19,44%, Việt Trì (Phú Thọ) điều chỉnh tăng 40%, Nam Định (Nam Định) điều chỉnh tăng 20%, Huế (Thừa Thiên - Huế) điều chỉnh tăng 25%, Quy Nhơn (Bình Định) điều chỉnh tăng 40%, Nha Trang (Khánh Hòa) điều chỉnh tăng 1,82%, Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) điều chỉnh tăng 33,33%, Cần Thơ điều chỉnh tăng 5,88% và Đà Nẵng điều chỉnh tăng 163,48%. Mức giá đất ở bình quân cao nhất năm 2015 của 15 đô thị loại I là 33.700.600 đồng/m2. Trong đó, thành phố Vinh (Nghệ An) có mức giá đất ở đô thị cao nhất là 51.000.000 đồng/m2; Đà Lạt (Lâm Đồng) là địa phương có mức giá đất ở đô thị tối đa thấp nhất 18.144.000 đồng/m2.
21 đô thị loại II: Phần lớn giá đất tại các đô thị loại II đều giữ nguyên mức giá đất ở so với năm 2014. Mức giá đất ở bình quân tại các đô thị loại này là 22.868.100 đồng/m2, giảm 15,7% so với năm 2014. Trong đó, Hải Dương (Hải Dương) có mức giá đất ở cao nhất là 36.000.000 đồng/m2, bằng 72% mức giá tối đa trong khung giá đất do Chính phủ quy định. Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) có giá đất ở thấp nhất 9.240.000 đồng/m2, bằng 20,53% so với mức giá đất ở tối đa của loại đất tương ứng trong khung giá đất do Chính phủ quy định.
Đối với các đô thị còn lại (III, IV,V): Bình quân mức giá đất ở cao nhất của các đô thị loại III tại 34 tỉnh là 15.616.590 đồng/m2, tăng 5,38% so với năm 2014; Bình quân mức giá đất ở cao nhất của các đô thị loại IV tại 36 tỉnh là 8.963.560 đồng/m2, tăng 13,82% so với năm 2014; Bình quân mức giá đất ở cao nhất của các đô thị loại V tại 57 tỉnh là 6.666.770 đồng/m2, tăng 26,89% so với năm 2014.
Giá đất thương mại, dịch vụ: Phần lớn các tỉnh quy định giá đất thương mại, dịch vụ bằng khoảng 70% - 80% mức giá đất ở cùng vị trí. Các tỉnh Hà Giang, Gia Lai có giá đất thương mại, dịch vụ bằng 100% giá đất ở cùng vị trí. Các tỉnh có giá đất thương mại, dịch vụ thấp so với giá đất ở cùng vị trí Hưng Yên (bằng 40%), Khánh Hòa (bằng 30%), Kiên Giang (bằng 42%).
Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ:Phần lớn các tỉnh quy định giá đất này bằng khoảng 60% - 70% mức giá đất ở cùng vị trí. Các tỉnh có giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bằng 50% giá đất ở cùng vị trí là Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nằng, Quảng Ngãi. Tỉnh Khánh Hòa có giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bằng 30% giá đất ở cùng vị trí, Hưng Yên bằng 20% đất ở cùng vị trí.
Các bản tin khác
- Đà Nẵng quy định diện tích tối thiểu căn hộ là 45m2
- 10 dự báo giới đầu tư địa ốc không nên bỏ qua năm Đinh Dậu
- Thành lập Hiệp hội Công chứng Việt Nam
- Nhiều thủ tục đất đai được rút ngắn trong năm mới
- Săn bất động sản cho thuê - kênh đầu tư hấp dẫn trong 5 năm tới
- Cuộc chiến sống còn của bất động sản nghỉ dưỡng
- Giấc mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ
- Đẩy nhanh tiến độ, tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động và chất lượng thi công tại các công trình
- Dấu ấn 5 “ông lớn” trên thị trường bất động sản Việt Nam năm qua
- 2 kịch bản trái chiều cho thị trường địa ốc 2017
- M&A bất động sản Việt Nam hứa hẹn lập kỷ lục năm 2017
- Đi đâu, chơi gì dịp Tết?
- Thị trường địa ốc 2016: Một năm được mùa của condotel
- Địa ốc tạo sức hút từ hạ tầng giao thông
- Quận Ngũ Hành Sơn: Vận động bàn giao hơn 1.000 hồ sơ giải tỏa, đền bù
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tăng thêm
- Ra mắt Tổng công ty MBLand và hai dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại miền Trung
- Đầu tư bất động sản thương mại sẽ hồi phục trở lại vào năm 2017
- Triển khai dự án xe buýt nhanh tại Đà Nẵng
- Đất “cơi nới” trái phép vẫn có thể được cấp sổ đỏ