TT - Không còn quy định cứng như trước đây, các ngân hàng (NH) đang đưa ra nhiều mức lãi suất (LS) khác nhau để người vay tiêu dùng lựa chọn, tùy theo thời gian cố định LS.
TT - Không còn quy định cứng như trước đây, các ngân hàng (NH) đang đưa ra nhiều mức lãi suất (LS) khác nhau để người vay tiêu dùng lựa chọn, tùy theo thời gian cố định LS.
Khách hàng tham khảo chương trình vay tiêu dùng - Ảnh: Thanh Tùng |
Chọn LS nào để có lợi nhất trong thời điểm hiện nay?
Cố định hay thả nổi
Tích góp được 500 triệu đồng, vợ chồng chị Thu (Q.Gò Vấp, TP.HCM) dự định vay thêm 500 triệu đồng nữa để xây nhà. Tham khảo tại nhiều NH, chị Thu khá bối rối khi cùng một sản phẩm cho vay nhưng các NH lại đưa ra nhiều mức LS khác nhau cho người vay chọn lựa.
Chẳng hạn tại Sacombank nếu cố định LS vay trong thời gian 6 tháng LS là 6,88%/năm, cố định trong thời gian 12 tháng LS là 7,99%/năm, trường hợp muốn cố định LS trong 2 năm chị phải trả LS 8,99%/năm.
“Thời gian cố định LS cho vay càng dài thì LS càng cao nên tôi phân vân không biết nên chọn cố định LS trong bao lâu để có lợi nhất” - chị Thu nói.
Cũng giống như chị Thu, anh Vĩnh (Q.2) cũng hoa mắt trước rừng LS của các NH. Vừa rồi anh đã hỏi vay tại một chi nhánh của NH HDBank. Nhân viên NH này cho biết theo chương trình vay của NH này nếu chọn cố định LS cho vay thời gian 6 tháng thì LS đang rất rẻ, chỉ khoảng 6,8%/năm nhưng sau đó LS lại thả nổi.
Theo công thức tính của NH, LS cho vay sau thời gian ưu đãi anh phải trả lên đến 12,5%/năm. “Trong một năm đầu, tôi phải trả LS thực tế là 9,65%/năm, cao hơn mức LS cố định 12 tháng là 8,6%/năm mà NH đưa ra” - anh Vĩnh nói.
Anh Vĩnh cũng cho biết đã tham khảo tại nhiều NH và thấy rằng phần lớn khi tư vấn nhân viên NH đều khuyên khách hàng nên lựa chọn cố định LS trong thời gian dài sẽ có lợi hơn.
Tuy nhiên diễn biến LS cho vay trong thời gian tới vẫn là ẩn số, do vậy anh phân vân không biết nên chọn thế nào cho hợp lý.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, hiện phần lớn các chương trình cho vay mua nhà đều có ba mức LS khác nhau để người vay chọn lựa ứng với thời gian cố định LS trong 6 tháng, 1 năm và 2 năm. Thời gian cố định LS cho vay càng dài LS càng cao. Tuy nhiên có phải cứ chọn mức thời gian cố định LS dài thì người vay có lợi?
Được cái này, mất cái kia
Giám đốc chi nhánh Q.3 một NH cổ phần lớn tại TP.HCM cho rằng rất khó để nói chọn phương án nào là có lợi nhất vì phải tùy theo điều kiện về nguồn trả nợ của người vay cũng như ràng buộc của NH cho vay.
Hiện nay các NH đều quy định mức phạt rất cao nếu người vay trả trước hạn trong thời gian ưu đãi LS, do vậy nếu người vay có nguồn vốn linh hoạt, hoặc thỉnh thoảng có nguồn thu nhập đột biến có thể dùng để trả nợ trước hạn thì chỉ nên chọn cố định LS vay trong thời gian ngắn, từ 6 tháng đến 1 năm.
“Chọn phương án này sẽ chấp nhận ưu đãi có thể ngắn hơn nhưng dễ dàng hơn trong việc trả trước hạn. Sau thời gian cố định LS nếu trả trước hạn NH vẫn phạt người vay nhưng mức phạt thấp hơn so với trả trong thời gian ưu đãi LS. Ngoài ra nếu LS cố định trong thời gian ngắn thì mức LS ban đầu cũng thấp hơn” - vị giám đốc này nói.
Ẩn số lãi suất thả nổi Hiện nhiều NH đưa ra LS ban đầu rất thấp, chỉ khoảng 6%/năm nhưng khi hết thời gian ưu đãi LS được tính theo công thức LS huy động kỳ hạn 13 tháng cộng với biên độ quy định của NH. Theo các chuyên gia, người vay phải tìm hiểu và so sánh LS cũng như biên độ cộng thêm của mỗi NH. Hiện biên độ cộng thêm phổ biến từ 3,5 - 3,9% nhưng cũng có NH cộng đến 5,6%. Chưa kể NH còn đẩy LS 13 tháng hoặc 24 tháng lên rất cao khiến LS cho vay bị đẩy lên đột ngột, người vay gặp khó khăn trong việc thanh toán gốc và lãi hằng tháng. |
Nếu là người làm công ăn lương, thu nhập ổn định và biết chắc chắn phải vay trong thời gian dài thì tốt nhất nên chọn cố định LS trong thời gian dài nhất để tránh bị ảnh hưởng đến nguồn trả nợ nếu chẳng may vài năm tới NH tăng LS.
“Các phương án đều có những mặt lợi và hạn chế riêng. Nếu chọn cố định LS ngắn thì lợi trước mắt nhưng sau đó LS sẽ thả nổi, cao hơn rất nhiều so với LS ưu đãi.
Còn nếu chọn cố định LS trong thời gian dài thì có thiệt thòi là trong những năm đầu khi người khác đang trả LS 8%/năm thì mình phải trả 9%. Không có phương án nào hoàn toàn có lợi hoặc hoàn toàn bất lợi mà được cái này thì sẽ mất cái kia” - vị giám đốc này nói.
Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Trung Minh, tâm lý người vay là muốn “ăn chắc mặc bền”, cố định LS trong thời gian dài để nếu sau này LS có tăng lên cũng không bị ảnh hưởng, tuy nhiên nên cân nhắc dựa trên điều kiện của mình.
“Người đang có bất động sản rao bán chờ trả nợ cho khoản vay thì chọn cố định LS trong thời gian ngắn, đồng thời lựa chọn NH có mức phạt trả nợ trước hạn thấp để vay.
Trường hợp vợ chồng trẻ, chỉ có nguồn thu nhập từ lương và không có phương án trả nợ nào khác thì nên chọn cố định LS dài hạn để có kế hoạch tài chính hợp lý” - ông Minh nói.
Cũng theo ông Minh, thời gian qua LS huy động đã giảm sâu, dự đoán thời gian tới LS sẽ dừng ở mức này hoặc chỉ giảm thêm rất ít. Do vậy người vay cũng khó kỳ vọng LS cho vay trung dài hạn sẽ giảm sâu nên khi vay vốn người vay cần tính đến các yếu tố này để chọn gói vay thích hợp.
LS càng thấp, mức phạt càng cao
Các chuyên gia cũng cho rằng người vay đừng chỉ chăm chăm vào LS mà nên tìm hiểu thêm các điều kiện ràng buộc khác do NH đặt ra, trong đó có phí trả nợ trước hạn. Một điểm đáng lưu ý là LS cho vay càng thấp thì mức phạt càng cao. Ngoài ra, nếu vay thời gian dài mà người vay trả càng sớm thì mức phí cũng rất cao.
Tại HDBank, nếu vay theo gói 6,8%/năm mà người vay trả nợ trong sáu tháng đầu thì mức phạt lên đến 4% số tiền trả nợ trước hạn.
Trường hợp vay theo gói 8,6%/năm, cố định LS trong 12 tháng mà trả nợ trong thời gian cố định LS thì mức phạt là 3% số tiền trả nợ trước hạn, nếu trả trước hạn trong năm thứ hai mức phạt còn 2%, nếu trả trước hạn trong năm thứ ba mức phạt còn 1%.
Nếu vay gói cố định LS 25 tháng, LS 9,9%/năm mà trả trong thời gian cố định LS thì mức phạt lên đến 2,5%/năm, trả từ tháng 25 - 37 mức phạt là 2% và trả trước hạn sau tháng thứ 37 mức phạt là 1%.
Theo gói vay “Ngôi nhà đầu tiên” của ACB, nếu trả nợ trước hạn hai năm đầu mức phạt là 2% trên số tiền trả nợ trước hạn, b
Các bản tin khác
- Đà Nẵng có "Thung lũng Silicon" lớn nhất cả nước: Tổng vốn đầu tư 121 triệu USD, xác định mức doanh thu 3 tỷ USD/năm
- Sự thật sốc giao dịch đất nền Vân Đồn, Đà Nẵng
- Đà Nẵng: Đề nghị hoàn trả 1.200 tỷ đồng để lấy lại sân vận động Chi Lăng
- Đà Nẵng sắp có lễ hội Ẩm thực quốc tế
- Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm bất động sản nghỉ dưỡng
- Nhiều cơ hội cho nhà đầu tư Canada tại Đà Nẵng
- Giá đất nền tại Đà Nẵng bớt nóng
- Sở Xây dựng cảnh báo người dân trong giao dịch bất động sản
- Chuyện về những Nữ Doanh nhân
- Lưỡng thổ thành sơn, bất động sản có sóng trong năm Kỷ Hợi 2019
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án ở Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà
- Đầu tư 1.800 tỷ đồng vào dự án Khu đô thị Thủy Tú
- Ba thị trường địa ốc tâm điểm trong 2019
- Người nước ngoài được mua nhà tại 17 dự án ở Đà Nẵng
- Công bố danh sách các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho phép và không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở - Đợt 01.
- Đà Nẵng công bố giá đất năm 2019
- Cảnh báo trong mua bán nhà đất, chuyển nhượng chung cư
- Sôi nổi thi công xây dựng đầu năm mới
- Năm 2019, giá đất ở cao nhất 98,8 triệu đồng/m2
- Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng