Đích đến của PCI là tạo môi trường thuận lợi cho DN phát triển và thu hút đầu tư. Khi Đà Nẵng dẫn đầu PCI năm 2014, GS, TS Edmund Malasky (Đại học Duke, Hoa Kỳ) với tư cách là Trưởng nhóm nghiên cứu đánh giá PCI tại Việt Nam nói: “Qua những chỉ số khảo sát năm 2014, Đà Nẵng là điểm đến đặc biệt với nhà đầu tư”.
Ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành Tập đoàn Indochina Capital cho biết ở những nơi có môi trường đầu tư tốt thì dòng vốn FDI sẽ đến. |
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng khẳng định, thứ hạng về PCI không phải là sự “thắng hay thua, mà là những đánh giá về sự năng động của chính quyền trong hoạt động điều hành. Xuyên suốt những năm qua, tiêu chí của Đà Nẵng là hướng tới một chính quyền đồng hành cùng DN. Từ kết quả PCI tạo cú hích cho phát triển thành phố.
GS.TS Edmund Malasky cũng cho biết, Đà Nẵng là điểm đến đặc biệt cho doanh nghiệp FDI thể hiện ở chỗ: Mức độ minh bạch và khả năng tiếp cận tài liệu pháp lý, quy hoạch tại Đà Nẵng cao đáng kể. Khi DN gặp khó khăn, 76% doanh nghiệp cho biết chính quyền Đà Nẵng linh hoạt giải quyết trong khuôn khổ pháp luật, trong khi trung bình chung trên toàn quốc chỉ là 48%. Đà Nẵng cũng là tỉnh, thành phố duy nhất mà các nhà đầu tư không thấy chất lượng cơ sở hạ tầng năm 2014 suy giảm so với 2013.
Thêm nữa, thời gian chờ đợi có đủ các giấy tờ để chính thức hoạt động thấp đáng kể khi 72% DN FDI tại Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động sau 30 ngày kể từ ngày có đăng ký DN, trong khi toàn quốc là 38% DN. Đà Nẵng cũng là địa phương duy nhất có chưa tới 2 cuộc thanh, kiểm tra DN FDI/năm và cũng là nơi dễ dàng nhất để được cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài trong thời gian chưa tới 15 ngày để nhận giấy phép. Những năm gần đây, Đà Nẵng có một khoảng trống về hiệu quả thu hút đầu tư FDI nhưng ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành Tập đoàn Indochina Capital cho biết ở những nơi có môi trường đầu tư tốt thì dòng vốn FDI sẽ đến.
TS Nguyễn Phú Thái, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng khi nói về giải pháp phát triển kinh tế thành phố có nêu “cần tối ưu hóa các lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của thành phố cũng như của từng DN; chính sách thu hút FDI theo hướng chú trọng về chất lượng, thu hút có điều kiện về cả kinh tế, xã hội lẫn môi trường”.
Theo ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư thành phố, với 6 giải pháp hỗ trợ DN, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN mà làm nên vị trí PCI trong năm 2014. Các giải pháp này tiếp tục được thực hiện để xây dựng thành phố sớm trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại. Đà Nẵng xác định phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế… Thực hiện linh hoạt, đồng bộ cơ chế, chính sách; tăng cường thu hút các nguồn lực cho phát triển phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển.
“Di sản” mà Đà Nẵng đang xây dựng vững chắc là chính quyền đã chủ động đến với DN; mạnh dạn thay đổi từ nhận thức đến hành động. Từ ứng xử theo kiểu “xin - cho” thành “đồng hành cùng DN”, từ tư duy “quản lý, điều hành DN” trở thành “kiến tạo môi trường tốt nhất cho hoạt động của DN”. Đó là cả một hành trình thay đổi tư duy của hệ thống chính trị ở thành phố. Từ kết quả PCI, nhiều nhà đầu tư đã, đang và sẽ đến với Đà Nẵng để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ngày 19-4-2015, ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành Tập đoàn Indochina Capital Đà Nẵng có vai trò mới - điều hành chuỗi dự án khu nghỉ mát của Công ty TNHH Dubai Asia Pacific Group. Trước đó, Indochina Capital đã đầu tư thành công vào Đà Nẵng với các dự án Indochina Riverside Towers, Hyatt Regency Danang Residences. Lần trở lại này là thúc đẩy phát triển các dự án Khu du lịch ven biển DAP tại quận Ngũ Hành Sơn có mức đầu tư hàng trăm triệu USD.
Ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho biết, ông từng sốc và không hình dung được điều gì đang xảy ra với kết quả PCI của thành phố ở những năm 2011-2012. Cũng ở thời gian này, tình hình thu hút đầu tư trong đó thu hút đầu tư FDI có dấu hiệu chạm đáy. Nhưng sự trở lại ngoạn mục khi Đà Nẵng cải thiện thứ hạng PCI cùng với sự thành công của Năm doanh nghiệp Đà Nẵng 2014, ông Huỳnh Tấn Vinh ngoài vai trò Tổng Giám đốc điều hành Furama Resort thì nay có thêm vị trí mới là đại diện cho Công ty CP Khách sạn và Du lịch Thiên Thai cũng thông tin mức đầu tư 150 tỷ đồng vào dự án khu du lịch Eden ngay trong năm 2015 này.
Khi PCI trở thành thương hiệu của Đà Nẵng đem lại lợi thế cạnh tranh, so sánh cùng với sự quay lại của các nhà đầu tư tiềm năng, nhà đầu tư mới làm cho Đà Nẵng có thêm “năng lượng” để phát triển kinh tế- xã hội.
Bài và ảnh: Triệu Tùng
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Thị trường đất nền: giao dịch giảm, giá không giảm
- 19/06/2018 10:02 AM Ngày 29/6: Hội thảo “Sốt bất động sản – cơ hội và rủi ro”
- Phía sau chiến lược “khác biệt” của dòng bất động sản “đại chúng” của First Real
- 8.600 tỷ đồng đầu tư dự án đô thị đại học Đà Nẵng
- Đẩy nhanh tiến độ lập đồ án quy hoạch phân khu Khu đô thị ĐH Đà Nẵng
- Lập quy hoạch một số dự án quan trọng
- Hoa Kỳ và Ý vào chung kết Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2018
- Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng - khơi nguồn cảm hứng từ đại dương
- 14/06/2018 7:47 AM 5 điểm nhấn của thị trường bất động sản 5 tháng đầu năm 2018
- Chững cung bất động sản, thị trường xuất hiện đầu cơ thổi giá
- Homeland Central Park – Khu đô thị đẳng cấp bên hồ
- Bùng nổ condotel, thách thức lớn đang ở phía trước
- Giải mã bài toán “ăn tiền” của bất động sản công nghiệp
- Đã đến thời lên ngôi của bất động sản miền Trung?
- Đà Nẵng đến năm 2030 sẽ thế nào?
- Vốn ngoại tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản
- 3 lựa chọn đầu tư khi đất nền chững lại
- Tám kiến nghị “cởi trói” phân khúc condotel
- Làm thế nào để đầu tư bất động sản đạt lãi cao?
- Đất nền vùng ven: “Sóng” đi cùng với rủi ro