Nguy cơ lừa đảo liên quan đến mua bán, thế chấp bất động sản tăng cao, khi hàng ngàn phôi sổ đỏ vừa bị thất lạc tại Hà Nội có thể được các đối tượng dùng làm công cụ lừa đảo.
Việc lừa đảo chỉ có thể diễn ra trên thị trường tự do, khi người mua bán thực hiện “tay bo”
Cục Quản lý đất đai (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa có văn bản gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, rà soát việc quản lý, sử dụng phôi sổ đỏ theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 23/2014.
Ngoài ra, Cục Quản lý đất đai yêu cầu các Sở chỉ đạo các văn phòng đăng ký đất đai địa phương, các đơn vị tư vấn và các cơ quan không được sử dụng, xác nhận đối với các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có seri từ BY 893001 đến BY 894000; từ BY 823001 đến BY 824000; từ BY 811001 đến BY 812000, mà phải báo với cơ quan công an và Cục Đăng ký đất đai để xử lý.
Trước đó, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có xác nhận vể việc mất 3.000 phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất ở (sổ đỏ). Đây là số phôi mà Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành cho 2 địa phương là Đà Nẵng và Phú Yên nhưng đã bị thất lạc tại Hà Nội.
Liên quan đến việc hàng nghìn phôi sổ đỏ “mất tích”, nhiều ý kiến, trong đó có cả đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội lo ngại về nguy cơ lừa đảo trong các giao dịch mua bán, thế chấp bất động sản tại Hà Nội và các tỉnh lân cận sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Ông Lê Ngọc Quỳnh, đại diện Sàn giao dịch Nhà đất 24h cho biết, năm 2007, Hà Nội thất lạc vài chục phôi sổ đỏ tại huyện Sóc Sơn, sau đó xảy ra các vụ lừa bán đất với sổ đỏ giả, tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản khu vực này. Rất nhiều nhà đầu tư khi ấy đã không dám mua đất vì sợ bị lừa. Tình trạng lừa đảo sổ đỏ tại đây tiếp tục diễn ra đến năm 2011. Với 3.000 phôi sổ đỏ thất lạc vừa qua, nếu bị tuồn ra bên ngoài sẽ gây ra hệ lụy lớn tới không chỉ thị trường bất động sản mà còn cả hoạt động thế chấp, vay vốn tại các ngân hàng nếu các đơn vị này mất cảnh giác.
Luật sư Bùi Quang Hưng, đại diện Văn phòng luật sư Bùi Quang Hưng và cộng sự nhận định, việc bị thất lạc tới 3.000 phôi sổ đỏ khiến thị trường bất động sản có nguy cơ diễn ra lừa đảo nhiều hơn. Bởi theo ông Hưng, sổ đỏ giả không giống như tiền, có thể dùng tay hay bằng mắt thường mà phân biệt được thật giả, mà phải được xác nhận từ cơ quan chức năng. Trong khi đó, rất nhiều giao dịch địa ốc, nhất là giao dịch liên quan đến thế chấp, đặt cọc, người tham gia giao dịch thường giao dịch “tay bo”, nên khả năng bị lừa đảo là rất cao.
“Thực tế, hiện tượng lừa bán đất bằng sổ đỏ giả không quá hiếm. Hậu quả là rất nhiều người sau nhiều năm đến nay vẫn chưa thể đòi lại tiền”, ông Hưng nói.
Trao đổi với Báo Đầu tư Bất động sản về khả năng các phôi sổ đỏ thất lạc được phát hành cho Đà Nẵng và Phú Yên được sử dụng làm công cụ lừa đảo trong giao dịch bất động sản tại Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thừa nhận, nguy cơ này rất cao. Tuy nhiên, ông Nghĩa cho biết, việc lừa đảo chỉ có thể diễn ra trên thị trường tự do, khi người mua bán thực hiện “tay bo” mà không thông qua các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.
Theo ông Nghĩa, ngay sau khi có thông tin thất lạc 3.000 phôi sổ đỏ tại địa bàn Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chặn “đầu vào” bằng việc mã hóa các sổ đỏ có số seri bị thất lạc trên hệ thống máy tính. Vì thế, nếu xuất hiện các sổ đỏ bị mã hóa, máy tính sẽ không nhận và cơ quan chuyên môn sẽ phát hiện ngay sổ giả.
Tuy nhiên, để hạn chế việc sử dụng phôi sổ đỏ thất lạc làm công cụ lừa đảo trong các giao dịch bất động sản, ông Nghĩa khuyến cáo các cá nhân, tổ chức thực hiện giao dịch mua bán, thế chấp, hay đặt cọc mua bán bất động sản không nên giao dịch “tay bo” với nhau. Thay vào đó, các bên cần thực hiện theo đúng quy định pháp luật là tiến hành thông qua các cơ quan chuyên môn.
Các bản tin khác
- Tổng kết thị trường BĐS tháng 3/2013: Giao dịch tốt hơn ở nhiều phân khúc
- Giảm phí trước bạ: "Cú hích" cho thị trường ô-tô
- Công viên chức ngành tư pháp không uống rượu, bia trong ngày làm việc
- Chính phủ khẳng định dân sẽ được hỗ trợ vay mua nhà ở xã hội
- QUY ĐỊNH GIÁ ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ TẠI MỘT SỐ KHU DÂN CƯ
- CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT LÚA CHO MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
- "Để BĐS rơi tự do sẽ là tai họa lớn cho nền kinh tế"
- Bà Nà Hills ưu đãi vé đi cáp treo
- Giảm phí trước bạ ôtô từ tháng 4
- Lãi suất tiết kiệm giảm về 7,5% một năm
- Địa ốc không dễ 'tiêu' 30.000 tỷ đồng cứu trợ
- Thận trọng với lãi suất thấp
- PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ CÁC HỘ GIẢI TỎA TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM NÚT GIAO THÔNG ĐƯỜNG NGŨ HÀNH SƠN - NGUYỄN VĂN THOẠI
- Chưa rõ ý Hiến pháp, khó sửa luật đất đai
- Ngân hàng và doanh nghiệp Đà Nẵng - Phải ngồi lại cùng nhau tháo gỡ vướng mắc
- Mở rộng đối tượng mua căn hộ thu nhập thấp tại dự án Nest Home 1
- GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) Đề xuất cấp “Giấy chứng nhận bất động sản”
- Bộ GTVT đồng ý triển khai nhiều dự án quan trọng tại Đà Nẵng
- Những lưu ý để không bị 'hớ' khi mua căn hộ
- Kêu gọi đầu tư tại 3 khu đất lớn