ĐNĐT - Ngày 5-6, tại cuộc họp xử lý nợ đất tái định cư, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Trần Thọ chỉ đạo: "Phải công khai nguồn quỹ đất ở để hộ giải tỏa tiếp cận và thực sự hưởng lợi sau giải tỏa".
.
Tổ chức cho hộ giải tỏa bốc thăm, chọn đất ở TĐC là chỉ đạo nhất quán của lãnh đạo thành phố về quy trình bố trí đất TĐC. |
Gỡ nút thắt về đất tái định cư
Năm 2014, qua chủ trương kiểm tra quỹ đất, rà soát tình hình nợ đất tái định cư (TĐC) đối với hộ giải tỏa, thành phố đã có chuyển biến tích cực về giao đất TĐC.
Theo đó, quy trình thực hiện bố trí TĐC và giao đất được xác lập khi giao Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố làm đầu mối thực hiện; bố trí TĐC có sự tham gia của chính quyền địa phương và tổ chức bốc thăm chọn vị trí đất ở.
Nút thắt về bố trí đất, giao đất ở được gỡ khi tình trạng nợ đất TĐC dây dưa, dai dẳng được xử lý. Chấm dứt tình trạng hộ giải tỏa mỏi mòn đợi đất TĐC mà quỹ đất TĐC dư thừa tràn lan.
Ông Lê Hoàng Đức, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn chia sẻ: “Chính quyền quận vui mừng và hộ giải tỏa trên địa bàn quận cũng phấn khởi, đón nhận chủ trương hợp lòng dân từ lãnh đạo thành phố”.
Tại quận Ngũ Hành Sơn, quỹ đất ở TĐC từ các dự án đã được công khai về vị trí, tuyến đường quy hoạch, số lượng và hướng đất làm nhà. Hộ giải tỏa đã nắm trong tay quyền được chọn đất TĐC theo nguyện vọng gia đình.
Thực tế, qua tổ chức bốc thăm, hộ giải tỏa khi chưa ưng ý vị trí đất do chính mình bốc thăm cũng có điều kiện thỏa thuận với hộ giải tỏa khác để tự đổi đất cho nhau. Thậm chí, hộ giải tỏa có nhiều lô đất TĐC cũng được hoán đổi, dồn thửa để liên cư; tăng giá trị sử dụng đất.
Từ đây, dần chấm dứt tình trạng hộ giải tỏa bị o ép khi muốn chọn đất làm nhà hướng đông nhưng đơn vị làm công tác đền bù giải tỏa lại ấn định về hướng tây; những vị trí đất ở hộ giải tỏa đang cần lại bị che giấu. Muốn chuyển đổi hướng đất làm nhà ở TĐC là hành trình xin - cho, là “phong bì”, phát sinh tiêu cực.
Theo ông Lê Hoàng Đức, trên 50% số hộ nợ đất TĐC trước năm 2014 đã tham gia bốc thăm chọn đất TĐC và làm nhà ở mới. Những trường hợp chưa thực hiện bốc thăm chọn đất được chỉ định vị trí đất TĐC sẵn có và đưa ra khỏi danh sách hộ giải tỏa còn nợ đất TĐC. Số trường hợp này phần lớn là hồ sơ chuyển nhượng đất ở TĐC, mua đi, bán lại phiếu bố trí đất ở.
Ở quận Cẩm Lệ, có 358/435 hộ giải tỏa đã chọn đất TĐC theo hình thức bốc thăm chọn đất, đạt tỷ lệ trên 76%. Tại quận Liên Chiểu, cùng với quy trình công khai quỹ đất, tổ chức cho người dân bốc thăm nhận đất ở, hộ giải tỏa cũng được chuyển vị trí bố trí TĐC trước đó sang địa điểm bố trí TĐC mới. Đó là trường hợp hộ giải tỏa bố trí TĐC vào khu dân cư Quan Nam - Thủy Tú được chuyển về khu vực đông dân cư, thuận lợi hơn như dự án khu dân cư Hòa Hiệp.
Phải công khai quỹ đất TĐC
Văn phòng UBND thành phố cho biết, hiện có 988 trường hợp giải tỏa còn nợ đất TĐC tính đến ngày 31-5-2015. Đây là những trường hợp đã bố trí đất nhưng còn vướng mặt bằng thi công, dự án chưa khớp nối quy hoạch, thiếu hạ tầng về cấp điện, cấp nước sinh hoạt và số hộ giải tỏa mới trong năm 2015. Trong đó, địa bàn quận Liên Chiểu còn trên 800 trường hợp chưa có đất thực tế để giao cho hộ giải tỏa làm nhà ở.
Tuy nhiên, cũng ở quận Liên Chiểu, quỹ đất TĐC đã có sẵn hạ tầng còn gần 3.000 lô đất. Theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, UBND quận Liên Chiểu, Trung tâm Phát triển quỹ đất và các đơn vị thực hiện đền bù giải tỏa thực hiện rà soát, xây dựng phương án khai thác sử dụng đất. Thời gian hoàn thành trước ngày 15-6-2015.
“Quỹ đất này phải được công khai về vị trí dự án, diện tích sử dụng; trước mắt dùng bố trí TĐC cho hộ giải tỏa hưởng lợi, được chọn đất TĐC ưng ý nhất để làm nhà ở”, Bí thư Thành ủy Trần Thọ nói.
Chỉ đạo về nội dung triển khai quy trình bố trí TĐC trong thời gian tới, Bí thư Trần Thọ nói: "Hình thức tổ chức bốc thăm chọn đất TĐC cho hộ giải tỏa là nhất quán trong chỉ đạo thực hiện, nhất quyết không được thay đổi hình thức khác. Trường hợp hộ giải tỏa tại các vị trí đất ở ngã ba - ngã tư thì bố trí TĐC lại ở các vị trí ngã ba - ngã tư ở dự án mới".
Giải quyết các vướng mắc phát sinh trong bố trí, giao đất TĐC, lãnh đạo thành phố chỉ đạo khẩn trương thực hiện việc bàn giao dự án trên thực địa từ các doanh nghiệp để đơn vị chức năng tiếp tục triển khai thi công. Những dự án TĐC đã bố trí đất cho hộ giải tỏa nhưng còn vướng thi công, giải phóng mặt bằng thì lập kế hoạch bố trí vốn để thực hiện. Riêng đối với dự án khu TĐC ở Tổng Công ty CP xây dựng miền Trung đến nay đã trễ tiến độ hoàn thiện dự án 5 tháng nên sớm đôn đốc đơn vị thi công, nếu còn chậm trễ, sẽ áp dụng biện pháp dừng thi công, chuyển khối lượng thi công còn lại cho các đơn vị khác có năng lực thực hiện.
Triệu Tùng
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Thị trường đất nền: giao dịch giảm, giá không giảm
- 19/06/2018 10:02 AM Ngày 29/6: Hội thảo “Sốt bất động sản – cơ hội và rủi ro”
- Phía sau chiến lược “khác biệt” của dòng bất động sản “đại chúng” của First Real
- 8.600 tỷ đồng đầu tư dự án đô thị đại học Đà Nẵng
- Đẩy nhanh tiến độ lập đồ án quy hoạch phân khu Khu đô thị ĐH Đà Nẵng
- Lập quy hoạch một số dự án quan trọng
- Hoa Kỳ và Ý vào chung kết Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2018
- Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng - khơi nguồn cảm hứng từ đại dương
- 14/06/2018 7:47 AM 5 điểm nhấn của thị trường bất động sản 5 tháng đầu năm 2018
- Chững cung bất động sản, thị trường xuất hiện đầu cơ thổi giá
- Homeland Central Park – Khu đô thị đẳng cấp bên hồ
- Bùng nổ condotel, thách thức lớn đang ở phía trước
- Giải mã bài toán “ăn tiền” của bất động sản công nghiệp
- Đã đến thời lên ngôi của bất động sản miền Trung?
- Đà Nẵng đến năm 2030 sẽ thế nào?
- Vốn ngoại tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản
- 3 lựa chọn đầu tư khi đất nền chững lại
- Tám kiến nghị “cởi trói” phân khúc condotel
- Làm thế nào để đầu tư bất động sản đạt lãi cao?
- Đất nền vùng ven: “Sóng” đi cùng với rủi ro