TT - Luật quy định hợp đồng thuê nhà trên sáu tháng phải có công chứng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, dù người thuê muốn công chứng, người cho thuê vẫn nói “không”, dẫn tới những rắc rối nếu có tranh chấp sau này.
Hợp đồng thuê nhà không công chứng: Coi chừng rắc rối
Thứ Sáu, 29/01/2010, 08:01
TT - Luật quy định hợp đồng thuê nhà trên sáu tháng phải có công chứng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, dù người thuê muốn công chứng, người cho thuê vẫn nói “không”, dẫn tới những rắc rối nếu có tranh chấp sau này.
Chị Nguyễn Thu Huyền, giám đốc một doanh nghiệp chuyên ngành quảng cáo, kể chị đã gặp nhiều khó khăn khi đi tìm nhà thuê để mở công ty. Khi chị đề nghị ký hợp đồng công chứng và yêu cầu bên cho thuê kê khai nộp thuế, xuất hóa đơn hằng tháng để chị tính vào chi phí hợp lý hoạt động của công ty thì người cho thuê không cho thuê nữa vì cho rằng... quá phiền phức lại tốn thêm tiền thuế.
Nhiều người cho thuê nhà đều mang tâm lý trên. Có người đã nói thẳng chỉ viết giấy tay với nhau thôi, giá thuê nhà là tiền họ thực nhận, còn muốn đóng “thuế má” gì, cộng thêm bao nhiêu khoản thì bên thuê tự đi mà đóng!
Né... công chứng
Sẽ xét xử theo hợp đồng thực tế
Thẩm phán Nguyễn Quốc Trung (tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM): Trong những vụ tranh chấp mà giữa các bên có cùng lúc hai hợp đồng cho thuê nhà với hai giá khác nhau, tôi sẽ căn cứ vào nội dung hợp đồng thực tế (hợp đồng tay) để xét xử, vì bản có công chứng thực chất chỉ là hợp đồng hình thức. Gặp những vụ việc mà các bên cố tình làm hợp đồng công chứng với giá thấp để lách thuế, tòa sẽ gửi văn bản kiến nghị cơ quan thuế truy thu, xử lý hành vi trốn thuế này.
Người trốn thuế ngoài việc bị truy thu còn phải chịu trách nhiệm về vi phạm. Nếu số tiền trốn thuế trên 100 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị xử lý hình sự theo điều 161 Bộ luật hình sự.
|
Chuyện người cho thuê nhà không muốn công chứng hợp đồng có nguyên nhân chủ yếu là sợ phải đóng thuế. Theo quy định hiện hành, người cho thuê nhà phải đóng tổng cộng ba loại thuế:
- Thuế môn bài: 1 triệu đồng/năm đối với cá nhân, nếu tiền cho thuê nhà trên 1,5 triệu đồng/tháng. Đối với tổ chức có đăng ký kinh doanh cho thuê nhà thì mức thuế từ 1-3 triệu đồng/năm cho cả hoạt động có đăng ký kinh doanh.
- Thuế giá trị gia tăng: 3,8% doanh thu cho thuê nhà.
- Thuế thu nhập cá nhân: tùy theo thu nhập cụ thể.
Để “lách” thuế còn có tình trạng: các bên ký kết cùng lúc hai hợp đồng. Một hợp đồng với giá thực, một hợp đồng ra công chứng với giá thấp hơn nhiều để giảm thuế phải đóng.
Có trường hợp nêu lý do ngại thủ tục, như chị Đ.T.H. có căn nhà cho thuê tại P.14, Q.Tân Bình: “Tôi cũng muốn kê khai, nộp thuế đầy đủ nhưng thủ tục phức tạp quá. Năm trước, tôi cho thuê nhà cũng công chứng, kê khai thuế đầy đủ. Sau khi đến phường để viết hồ sơ, tôi phải chờ gần một tháng mới nhận được thông báo thuế. Sau đó, cứ mỗi tháng lại phải đi nộp thuế, lấy hóa đơn xuất cho bên thuê phiền phức quá nên sau khi hết hợp đồng, tôi quyết định cho thuê miệng với nhau, giá rẻ hơn chút nhưng không phải nộp thuế”.
Hợp đồng vô hiệu
Theo nhiều luật sư, người thuê nhà nên yêu cầu hợp đồng công chứng vì nếu chủ nhà đơn phương hủy hợp đồng, đòi lại nhà trước thời hạn thì hầu hết bên thuê nhà phải chịu thiệt.
Một thẩm phán TAND TP.HCM cho biết nếu hợp đồng thuê nhà trên sáu tháng mà các bên không ký công chứng, tòa sẽ tuyên vô hiệu. Nguyên tắc xử lý vô hiệu là các bên trả cho nhau những gì đã nhận: bên cho thuê lấy lại nhà, bên thuê lấy lại tiền cọc. Các thỏa thuận về mất cọc, bồi thường tiền cọc sẽ không được xem xét.
Chính vì vậy, có nhiều doanh nghiệp vừa ký hợp đồng thuê nhà được vài tháng, bỏ tiền sửa chữa nhà, vận chuyển đồ đạc, tài sản đến nơi, chưa kịp hoạt động đã bị đòi lại nhà. Vậy mà bản án của tòa lại không buộc người cho thuê phải bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp do việc “lật kèo” này vì cho rằng hợp đồng vô hiệu.
Có một số trường hợp khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu, tòa cũng xét đến yếu tố lỗi của hai bên trong việc giao kết hợp đồng để buộc các bên cùng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại. Có vụ việc tòa đã tuyên buộc mỗi bên phải chịu một nửa thiệt hại do việc kết thúc hợp đồng cho thuê nhà nhưng quan điểm này vẫn còn tranh cãi, có khi bị cấp phúc thẩm hủy án.
CHI MAI
http://diaoc.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=361205&ChannelID=204
Các bản tin khác
- Smart Condotel - mô hình bất động sản thông minh tại Đà Nẵng
- Đặt chỗ quyền mua Coco Riverside City với 30 triệu đồng
- Trải nghiệm tháp rơi tự do cao nhất Việt Nam tại Asia Park
- Bất động sản Đà Nẵng “trở mình” với những dự án khủng
- Mercure Bà Nà Hills French Village nhận hai giải thưởng kép tại The Guide Awards 2016
- Đà Nẵng có spa nghỉ dưỡng tốt nhất châu Á
- Dỡ bỏ rào cản tiếp cận đất đai
- Mơ về bức tranh đêm
- Chuyển dịch dòng vốn đầu tư vào Đà Nẵng
- APEC 2017: Cơ hội đầu tư bất động sản du lịch
- Những con đường "có số"
- Mua nhà đất vùng ven và những rủi ro tiềm ẩn
- Chủ trương về thu nợ tiền sử dụng đất TĐC đối với các hộ nợ 10 năm quy theo vàng 98%
- Luật Đất đai sẽ được sửa thế nào?
- Bất động sản vẫn có sức hút lớn
- Đà Nẵng: Hơn 100 lô thuộc dự án Khu đô thị sinh thái Coco River Garden giao dịch thành công
- Thị trường bất động sản: Vào mùa sôi động
- Sun Group chính thức giới thiệu dự án cao cấp cạnh Hồ Tây
- Hơn 10 tỷ đồng đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu TĐC phía Tây Trường cao đẳng Lương thực thực phẩm
- “Con đường khó” của Sun Group