(TNO) Từ ngày 1.7, Việt kiều được mua nhà như người trong nước (không hạn chế số lượng và loại nhà được sở hữu), người nước ngoài khi nhập cảnh vào VN cũng được phép mua nhà ở (trong các khu đô thị do nhà nước quy định).
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam cũng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức như đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của luật Nhà ở và pháp luật liên quan.
Ngoài ra, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua việc mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Đình Quân
Theo Báo Thanh niên
Các bản tin khác
- Kêu gọi đầu tư công viên 29/3 theo hình thức xã hội hoá
- Sẽ bỏ sổ hộ khẩu
- Đã cấp hơn 41 triệu “sổ đỏ” trên cả nước
- Mua đất nền dự án Khu đô thị Yên Thế - Bắc Sơn được hỗ trợ vay vốn 80% giá trị
- Đà Nẵng “mở hướng” cho các dự án điểm nhấn kiến trúc
- 75% doanh nghiệp bất động sản có lãi
- Đà Nẵng: Đền bù giải tỏa, bố trí tái định cư và thu tiền sử dụng đất quy về một mối
- Xử lý vướng mắc về tiếp nhận quỹ đất tái định cư
- “Lãi vay tại Việt Nam quá cao so với các nước”
- Bàn chuyện người nước ngoài mua nhà
- 10 việc bạn không nên làm chốn công sở
- Giải quyết nợ đất tái định cư
- Đà Nẵng có đô thị mới dưới triền đê sông
- Đà Nẵng sẽ mua lại đất của doanh nghiệp bố trí cho hộ tái định cư
- Thay đổi chủ trương đầu tư hạ tầng dự án tái định cư
- Mở rộng thẩm quyền của văn phòng công chứng
- Người “mua nhà trên giấy” cần được bảo vệ
- Cần quy định thống nhất thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản
- 7 trường hợp không được cấp “sổ đỏ”
- 6 tồn tại của pháp luật về bất động sản