TTO - Sự xuất hiện của sân bay Long Thành đang giúp thị trường bất động sản Đồng Nai chuyển biến tích cực...
Trong bán kinh dưới 40km đã có 15 doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết có dự án trong khu vực gần với sân bay Long Thành - Nguồn: FPTS |
Trong tuần này, câu chuyện dự án sân bay Long Thành được thông qua “làm nóng” thị trường nhà đất Đồng Nai nên không ít nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán quan tâm vào các cổ phiếu doanh nghiệp có quỹ đất tại Đồng Nai (đặc biệt là gần sân bay).
Theo giới phân tích doanh nghiệp tại Công ty chứng khoán FPTS, sự xuất hiện của sân bay Long Thành đang giúp thị trường bất động sản Đồng Nai chuyển biến tích cực hơn do các đánh giá Đồng Nai có vị thế tiếp giáp Q.9, Thủ Đức, Bình Dương và là cửa ngõ tiến ra biển nên được hỗ trợ nhiều về cơ sở hạ tầng theo định hướng phát triển về phía Đông của TP.HCM.
Theo khảo sát của giới phân tích thị trường, nhiều dự án được quảng bá rầm rộ, mở bán, giới thiệu căn hộ mẫu, giá nhà đất tại đây đang có sự biến động mạnh…
Nếu như trước đây, các sản phẩm bất động sản trên địa bàn Đồng Nai chủ yếu tập trung vào công nghiệp, đất nền thì giờ đây các khu đô thị, khu dân cư, resort, trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, sân gôn…bắt đầu nảy nở.
Cú hích từ sân bay Long Thành đã kích thích dòng vốn trong và ngoài nước chảy vào thị trường bất động sản Đồng Nai.
Một số dự án bắt đầu bung hàng để đón đầu thị phần, tập trung tại các huyện gần với TPHCM và Bình Dương bao gồm Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Biên Hòa, Thống Nhất và Long Thành.
Những dự án “đắp chiếu” thời gian dài trước đây khi thị trường bất động sản chung đóng băng cũng đang có cơ hội “hồi sinh”. Nhiều chủ đầu tư tái cấu trúc tài chính, liên kết với nhà đầu tư nước ngoài để tái triển khai dự án.
Những doanh nghiệp nào đang có quỹ đất gần với sân bay Long Thành sẽ là lợi thế lớn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo chuyên viên tư vấn đầu tư FPTS Ngô Quang Thắng, không phải doanh nghiệp nào cứ nắm giữ quỹ đất gần sân bay Long Thành là sẽ thành công vì sự thành công của mỗi dự án bất động sản phụ thuộc rất lớn vào năng lực triển khai của từng chủ đầu tư như: chính sách bán hàng, sức mạnh tài chính, quy hoạch dự án, đầu tư xây dựng…
Hơn nữa, sân bay Long Thành hiện mới chỉ được thông qua về mặt chủ trương, quy hoạch, cũng phải mất một thời gian ít nhất vài năm nữa thì dự án cũng như cơ sở hạ tầng xung quanh sân bay mới hình thành. Trong lúc đó nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng có thể biến động khó lường ảnh hưởng lớn đến các dự án.
Vì vậy, nhà đầu tư cần đánh giá kỹ hơn từng doanh nghiệp và cân nhắc tác động của từng dự án (gần sân bay Long Thành) trong tổng thể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó trước khi ra bất kỳ quyết định đầu tư.
H.NHƯ
Theo Báo Tuổi trẻ
Các bản tin khác
- Chọn 4 địa điểm xây quảng trường kết hợp công viên biển dọc đường Nguyễn Tất Thành
- Đà Nẵng đạt danh hiệu Thành phố xanh quốc gia
- Đà Nẵng: Xuất hiện doanh nghiệp bất động sản đầu tiên mua lại sản phẩm do mình bán ra
- Condotel, resort, shophouse… phải vào khuôn khổ
- Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ cảng Liên Chiểu, ga Đà Nẵng
- Thương hiệu khách sạn Four Points by Sheraton có mặt tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng phê duyệt lối xuống biển công cộng tại khu vực dự án The Song
- Nhà đầu tư nước ngoài "sốt sắng" đổ vốn vào bất động sản Việt Nam
- Chuyên gia nói gì về bất động sản nửa cuối năm 2018?
- Công bố 2 dự án khách sạn tại 75 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1 và 178 Trần Phú, Đà Nẵng
- Xây khu phức hợp khách sạn 40 triệu USD bên Sông Hàn
- PGT Group mở bán khu đô thị PGT City vào ngày 8/7
- Có hay không dự án "vướng đất quốc phòng" nên chậm tiến độ?
- UBND THÀNH PHỐ TRẢ LỜI Ý KIẾN CỬ TRI Quy hoạch Quảng trường trung tâm, tinh giản biên chế
- Mở lối xuống biển, thu hồi đất các dự án không triển khai
- Nhất Nam Land được vinh danh top 20 sàn giao dịch bất động sản (BĐS) tiêu biểu Việt Nam 2017
- Vay tiêu dùng tại công ty tài chính - những sản phẩm nổi bật
- 8 sàn giao dịch bất động sản dừng hoạt động
- Ngừng thí điểm mô hình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp ở Đà Nẵng
- Bất động sản giao dịch chậm