TTO - Sự xuất hiện của sân bay Long Thành đang giúp thị trường bất động sản Đồng Nai chuyển biến tích cực...
Trong bán kinh dưới 40km đã có 15 doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết có dự án trong khu vực gần với sân bay Long Thành - Nguồn: FPTS |
Trong tuần này, câu chuyện dự án sân bay Long Thành được thông qua “làm nóng” thị trường nhà đất Đồng Nai nên không ít nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán quan tâm vào các cổ phiếu doanh nghiệp có quỹ đất tại Đồng Nai (đặc biệt là gần sân bay).
Theo giới phân tích doanh nghiệp tại Công ty chứng khoán FPTS, sự xuất hiện của sân bay Long Thành đang giúp thị trường bất động sản Đồng Nai chuyển biến tích cực hơn do các đánh giá Đồng Nai có vị thế tiếp giáp Q.9, Thủ Đức, Bình Dương và là cửa ngõ tiến ra biển nên được hỗ trợ nhiều về cơ sở hạ tầng theo định hướng phát triển về phía Đông của TP.HCM.
Theo khảo sát của giới phân tích thị trường, nhiều dự án được quảng bá rầm rộ, mở bán, giới thiệu căn hộ mẫu, giá nhà đất tại đây đang có sự biến động mạnh…
Nếu như trước đây, các sản phẩm bất động sản trên địa bàn Đồng Nai chủ yếu tập trung vào công nghiệp, đất nền thì giờ đây các khu đô thị, khu dân cư, resort, trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, sân gôn…bắt đầu nảy nở.
Cú hích từ sân bay Long Thành đã kích thích dòng vốn trong và ngoài nước chảy vào thị trường bất động sản Đồng Nai.
Một số dự án bắt đầu bung hàng để đón đầu thị phần, tập trung tại các huyện gần với TPHCM và Bình Dương bao gồm Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Biên Hòa, Thống Nhất và Long Thành.
Những dự án “đắp chiếu” thời gian dài trước đây khi thị trường bất động sản chung đóng băng cũng đang có cơ hội “hồi sinh”. Nhiều chủ đầu tư tái cấu trúc tài chính, liên kết với nhà đầu tư nước ngoài để tái triển khai dự án.
Những doanh nghiệp nào đang có quỹ đất gần với sân bay Long Thành sẽ là lợi thế lớn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo chuyên viên tư vấn đầu tư FPTS Ngô Quang Thắng, không phải doanh nghiệp nào cứ nắm giữ quỹ đất gần sân bay Long Thành là sẽ thành công vì sự thành công của mỗi dự án bất động sản phụ thuộc rất lớn vào năng lực triển khai của từng chủ đầu tư như: chính sách bán hàng, sức mạnh tài chính, quy hoạch dự án, đầu tư xây dựng…
Hơn nữa, sân bay Long Thành hiện mới chỉ được thông qua về mặt chủ trương, quy hoạch, cũng phải mất một thời gian ít nhất vài năm nữa thì dự án cũng như cơ sở hạ tầng xung quanh sân bay mới hình thành. Trong lúc đó nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng có thể biến động khó lường ảnh hưởng lớn đến các dự án.
Vì vậy, nhà đầu tư cần đánh giá kỹ hơn từng doanh nghiệp và cân nhắc tác động của từng dự án (gần sân bay Long Thành) trong tổng thể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó trước khi ra bất kỳ quyết định đầu tư.
H.NHƯ
Theo Báo Tuổi trẻ
Các bản tin khác
- Xôn xao thông tin nhóm nhà đầu tư Nhật Bản rót tỷ đô vào địa ốc
- Daewon rút lui, đô thị lấn biển Đà Nẵng về tay đại gia Việt
- Hồn cốt Việt trong khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất Châu Á năm 2016
- “Mốt” lưu trú và giải trí thời thượng
- Xuất khẩu bất động sản: Bất động sản nghỉ dưỡng Sun Group chưa bao giờ hết nóng
- Nhất Nam Land bán thành công 200 lô đất biển Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: Chưa bắt đúng "sóng" để bán nhà cho Tây
- Giao đất để thực hiện hoàn vốn dự án BT Khu tái định cư Hòa Liên 5
- Mở bán căn hộ và biệt thự biển Phú Quốc với ưu đãi hấp dẫn
- Đà Nẵng đạt giải thưởng "Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á"
- Nhà đầu tư Nhật chọn lối đi tắt vào bất động sản
- Cần chấn chỉnh thị trường bất động sản giúp doanh nghiệp, người dân
- Biệt thự 30 tỷ: Không cần quảng cáo, chưa bán đã cháy hàng
- Ngân hàng dư tiền, hạ lãi suất, đến thời địa ốc thăng hoa?
- Bất động sản du lịch, giải trí nhìn từ dự án Cocobay Đà Nẵng
- Đặt tượng danh nhân theo tên đường
- Cam kết lợi nhuận 12%, Cocobay Đà Nẵng gây xôn xao thị trường
- Bất động sản nghỉ dưỡng vào cuộc đua “bình dân”
- Sức hút từ tổ hợp du lịch, giải trí
- Quy trình bàn giao căn hộ khách hàng nào cũng nên biết (P1)