(PLO)- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng, có hiệu lực thi hành từ ngày 9-8.
Theo đó, đáng chú ý là những quy định về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Cụ thể, khi thực hiện bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, ngân hàng thương mại phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng; phải đảm bảo nhà ở hình thành trong tương lai có đủ điều kiện được bán, cho thuê mua theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản; trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở ký kết giữa chủ đầu tư và bên mua, bên thuê mua có quy định nghĩa vụ của chủ đầu tư phải hoàn lại tiền cho bên mua, bên thuê mua khi chủ đầu tư vi phạm nghĩa vụ bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết với bên mua, bên thuê mua; chủ đầu tư phải có khả năng thực hiện đúng tiến độ dự án và sử dụng số tiền ứng trước, các khoản tiền khác của bên mua, bên thuê mua đã trả cho chủ đầu tư đúng mục đích…
Đặc biệt, Thông tư cũng chỉ rõ, cam kết bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được lập dưới hình thức thư bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh và có hiệu lực đến thời điểm ít nhất sau 30 ngày kể từ ngày bàn giao nhà cho bên mua, bên thuê mua nhà ở theo thỏa thuận của chủ đầu tư với bên mua, bên thuê mua nhà ở.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng. Trong trường hợp bảo lãnh đổi ứng hoặc xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận trên cơ sở mức phí bảo lãnh được bên được bảo lãnh chấp thuận.
Trường hợp thực hiện đồng bảo lãnh, trên cơ sở thỏa thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh và mức phí thu được của bên được bảo lãnh, các bên tham gia đồng bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh cho mồi bên đồng bảo lãnh.
Trường hợp tổ chúc tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả trên cơ sở nghĩa vụ liên đới tương ứng của mỗi khách hàng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trường hợp đồng tiền bảo lãnh là ngoại tệ, các bên thỏa thuận thu phí bảo lãnh băng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán của bên bảo lãnh tại thời điêm thu phí hoặc tại thời điểm thông báo thu phí.
Các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh mức phí bảo lãnh.
ĐL
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- InterContinental Danang Sun Peninsula Resort đạt 4 giải Oscar của ngành công nghiệp du lịch 2014
- Xóa bỏ giao dịch tiền mặt
- Doanh nhân Đà Nẵng, họ là ai?
- Lãnh đạo thành phố thăm và chúc mừng doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam
- Nhà, đất mua giấy tay: Lỗi không chỉ của dân!
- Một người được mua nhiều nhà sở hữu nhà nước
- Ý tưởng lạ cho những cây cầu
- Đấu thầu thành công 1.100 tỷ đồng trái phiếu của Đà Nẵng
- Chủ tịch Quốc hội lo cho ngân sách
- Đẩy mạnh cho vay bất động sản, ngân hàng có tạo ‘bom’?
- Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
- Chuyển động tích cực từ phân khúc căn hộ cao cấp
- Hàng trăm thắc mắc về thủ tục nhà đất
- Bao giờ hết cảnh "Trơ gan cùng tuế nguyệt"?
- Thị trường ô-tô khởi sắc
- Bộ trưởng Hà Hùng Cường tháp tùng Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm và làm việc tại Nhật Bản
- Các nhà đầu cơ BĐS đang quay lại thị trường
- Khai mạc Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp thứ 10 và thứ 11 của HĐND thành phố khóa VIII: “Nóng” việc quản lý và bố trí đất tái định cư
- “Thanh niên 3 hơn” ở Đà Nẵng
- Mời giao lưu trực tuyến về việc cấp giấy chứng nhận nhà, đất