Hôm nay 1.7, luật Nhà ở 2014 và luật Kinh doanh bất động sản sẽ bắt đầu có hiệu lực, thế nhưng nghị định hướng dẫn thi hành luật vẫn chưa soạn thảo xong khiến nhiều người băn khoăn chưa biết luật sẽ được thực thi ra sao, đặc biệt là quy định cho Việt kiều mua nhà trong nước.
Tại hội thảo về các dự thảo Nghị định quy định chi tiết luật Nhà ở và luật Kinh doanh bất động sản do Văn phòng Chính phủ phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức ngày 30.6, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Horea) đưa ra kiến nghị về quy định giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở tại điều 6 của dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Nhà ở 2014. Cụ thể, theo quy định của dự thảo, trường hợp người gốc Việt phải có hộ chiếu nước ngoài và giấy tờ xác nhận là người gốc Việt do cơ quan có thẩm quyền của VN cấp. Ông Châu đề nghị phải nêu rõ cơ quan có thẩm quyền của VN là cơ quan nào để thuận tiện cho người làm thủ tục. Ông Châu bày tỏ trăn trở, hiện luật đã mở cửa nhưng Việt kiều vẫn gặp khó trong việc chứng minh nhân thân là người gốc Việt. “Có nhiều người Việt rời VN trước thời điểm 30.4.1975, đã bị mất hết giấy tờ tùy thân đem theo, những giấy tờ gốc ở trong nước cũng không còn lưu lại. Vậy làm sao để họ chứng minh được nguồn gốc là người Việt, đảm bảo quyền lợi được mua nhà ở trong nước?”, ông Châu đặt vấn đề.
Để giải quyết vấn đề này, đại diện Horea đề xuất, giấy thông hành (passport) của nhiều nước đều ghi rõ quốc tịch và nơi sinh. Ví dụ như ở Mỹ sẽ ghi rõ quốc tịch: Mỹ, nơi sinh: VN. “Đây là nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy của quốc gia sở tại... Đối với trường hợp là thế hệ thứ 2 trở đi, có thể chỉ cần thêm chứng từ xác nhận quan hệ huyết thống với người gốc Việt thế hệ thứ nhất để xác nhận nguồn gốc người Việt”, ông Châu nói.
Tại hội thảo, ông Lê Hoàng Châu, cũng đưa ra kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính đồng ý triển khai thí điểm cho phép các công ty bảo hiểm có uy tín, thương hiệu, năng lực thực hiện bảo lãnh theo phương thức bảo hiểm rủi ro khi mua bán bất động sản hình thành trong tương lai. Danh sách công ty bảo hiểm sẽ do cơ quan có thẩm quyền lập và công bố. Đại diện một số doanh nghiệp cũng đề xuất, khi bảo lãnh chỉ nên tính phí trên 70% tổng giá trị dự án bất động sản hình thành trong tương lai, bởi chủ đầu tư cũng chỉ huy động tối đa được 70% giá trị sản phẩm từ khách hàng trước khi giao nhà. Làm như vậy sẽ giảm được khoản phí khá lớn cho các dự án cần bảo lãnh trước khi bán, qua đó cũng giảm được giá thành để giảm giá bán.
Lê Quân
Theo Báo Thanh Niên
Các bản tin khác
- Văn phòng dịch vụ cho thuê - xu hướng mới đón đầu TPP
- 'Mua' lại Phòng công chứng nhà nước với giá 1,8 tỉ đồng
- Thị trường BĐS tháng 11/2015 khá ổn định, giá cả ít biến động
- Chính phủ yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin bất động sản
- Đà Nẵng hạ giá bán căn hộ chung cư nhà nước
- Cấm thông tin “ảo”, thị trường bất động sản liệu có minh bạch?
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2015
- Thị trường bất động sản: Thẩm thấu tốt, không lo bong bóng
- Khu đô thị FPT Đà Nẵng: 1,6 tỷ đồng sở hữu một căn nhà phố thông minh
- Sẽ lập hệ thống thông tin nhà ở thống nhất trên toàn quốc
- Thay đổi quan điểm trong sở hữu bất động sản
- Kiến nghị kéo dài thời gian “giải cứu” bất động sản
- Thi công công viên tại bãi đỗ xe ngầm đường Hùng Vương
- Quốc hội thông qua nhiều luật quan trọng
- 3 lưu ý khi chọn mua căn hộ cao cấp
- Dấu ấn cá nhân của nhà đầu tư bất động sản
- Cầu chưa xây, đất đã bị “thổi giá lên trời”
- Địa ốc đón TPP: Cơ hội mới, nhu cầu mới
- Ngân hàng ‘kết hôn’ chặt với địa ốc
- Giá đất Đà Nẵng tăng mạnh