Hôm nay 1.7, luật Nhà ở 2014 và luật Kinh doanh bất động sản sẽ bắt đầu có hiệu lực, thế nhưng nghị định hướng dẫn thi hành luật vẫn chưa soạn thảo xong khiến nhiều người băn khoăn chưa biết luật sẽ được thực thi ra sao, đặc biệt là quy định cho Việt kiều mua nhà trong nước.
Tại hội thảo về các dự thảo Nghị định quy định chi tiết luật Nhà ở và luật Kinh doanh bất động sản do Văn phòng Chính phủ phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức ngày 30.6, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Horea) đưa ra kiến nghị về quy định giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở tại điều 6 của dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Nhà ở 2014. Cụ thể, theo quy định của dự thảo, trường hợp người gốc Việt phải có hộ chiếu nước ngoài và giấy tờ xác nhận là người gốc Việt do cơ quan có thẩm quyền của VN cấp. Ông Châu đề nghị phải nêu rõ cơ quan có thẩm quyền của VN là cơ quan nào để thuận tiện cho người làm thủ tục. Ông Châu bày tỏ trăn trở, hiện luật đã mở cửa nhưng Việt kiều vẫn gặp khó trong việc chứng minh nhân thân là người gốc Việt. “Có nhiều người Việt rời VN trước thời điểm 30.4.1975, đã bị mất hết giấy tờ tùy thân đem theo, những giấy tờ gốc ở trong nước cũng không còn lưu lại. Vậy làm sao để họ chứng minh được nguồn gốc là người Việt, đảm bảo quyền lợi được mua nhà ở trong nước?”, ông Châu đặt vấn đề.
Để giải quyết vấn đề này, đại diện Horea đề xuất, giấy thông hành (passport) của nhiều nước đều ghi rõ quốc tịch và nơi sinh. Ví dụ như ở Mỹ sẽ ghi rõ quốc tịch: Mỹ, nơi sinh: VN. “Đây là nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy của quốc gia sở tại... Đối với trường hợp là thế hệ thứ 2 trở đi, có thể chỉ cần thêm chứng từ xác nhận quan hệ huyết thống với người gốc Việt thế hệ thứ nhất để xác nhận nguồn gốc người Việt”, ông Châu nói.
Tại hội thảo, ông Lê Hoàng Châu, cũng đưa ra kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính đồng ý triển khai thí điểm cho phép các công ty bảo hiểm có uy tín, thương hiệu, năng lực thực hiện bảo lãnh theo phương thức bảo hiểm rủi ro khi mua bán bất động sản hình thành trong tương lai. Danh sách công ty bảo hiểm sẽ do cơ quan có thẩm quyền lập và công bố. Đại diện một số doanh nghiệp cũng đề xuất, khi bảo lãnh chỉ nên tính phí trên 70% tổng giá trị dự án bất động sản hình thành trong tương lai, bởi chủ đầu tư cũng chỉ huy động tối đa được 70% giá trị sản phẩm từ khách hàng trước khi giao nhà. Làm như vậy sẽ giảm được khoản phí khá lớn cho các dự án cần bảo lãnh trước khi bán, qua đó cũng giảm được giá thành để giảm giá bán.
Lê Quân
Theo Báo Thanh Niên
Các bản tin khác
- Đà Nẵng triển khai xây dựng bản đồ số và ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS)
- "Nín thở" chờ phản ứng thị trường
- Tập trung thu ngân sách, bố trí đất tái định cư
- Điều chỉnh bất hợp lý trong cấp “sổ đỏ”
- Triển khai công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng tại nút giao thông Ngã ba Huế
- Ngày đầu cho vay mua nhà lãi suất 6%/năm: Chỗ nào cũng vướng
- Nên mua nhà sở hữu nhà nước trước 6.6
- Nhiều quy định sát sườn với người dân có hiệu lực
- THẨM ĐỊNH 34 ĐỒ ÁN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC Xóa đồ án quy hoạch Khu đô thị mới Hòa Vang
- Lễ tôn vinh và trao giải thưởng Cuộc thi viết ’Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh’
- Thị trường địa ốc “nín thở” chờ giờ G
- Thị trường đất nền Đà Nẵng: Chuyển dịch từ đầu cơ sang mua thực
- Công chứng viên cần được chứng thực chữ ký của cá nhân
- Tôn vinh những “nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh”
- Ý nghĩa và sức lan tỏa của cuộc thi viết "Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh"
- Đưa vốn ra thị trường 30.000 tỉ đồng ra thị trường, ngóng chờ vay vốn rẻ
- Lễ tổng kết, trao giải, tôn vinh tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên ANTV vào 20 giờ ngày 30 tháng 5 năm 2013
- Thông báo về Lễ tổng kết cuộc thi viết và tôn vinh "Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh"
- “Săn” khách hàng để cho vay
- Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản: Đã đến lúc phải ’trùng tu’