Hôm qua, luật Nhà ở với nhiều cơ chế được cho là "thoáng hết cỡ" trong vấn đề cho phép người nước ngoài, Việt kiều mua nhà trong nước đã chính thức có hiệu lực. Nhưng chưa kịp vui thì rất nhiều Việt kiều lại đối mặt với nỗi lo có thể sẽ không bao giờ được sở hữu nhà ở VN vì Dự thảo Nghị định hướng dẫn yêu cầu họ phải có giấy tờ xác nhận là người gốc Việt do cơ quan có thẩm quyền VN cấp.
Về vấn đề này, cách đây vài tháng Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoRea) và trong cuộc hội thảo cách đây 2 ngày, đích thân ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoRea, một lần nữa lên tiếng rằng quy định này sẽ làm khó nhiều Việt kiều. Bởi chúng ta đều biết, rất nhiều Việt kiều ra đi trước thời điểm 30.4.1975 bị mất hết giấy tờ, họ cũng đã ra đi quá lâu, tới vài chục năm nên giấy tờ trong nước cũng không còn lưu giữ. Vì vậy, yêu cầu họ có giấy tờ chứng minh nhân thân là rất khó, nếu không nói là bất khả thi. Và sẽ rất vô lý khi người Việt quốc tịch Mỹ cũng như quốc tịch nhiều nước khác được chính phủ các nước này chứng nhận có nguồn gốc nơi sinh VN lại bị chính chúng ta từ chối mua nhà tại VN vì không có giấy tờ chứng minh mình là người Việt. Đó là chưa kể, quy định này sẽ thêm một tầng nấc thủ tục, có thể tạo thêm cửa cho việc nhũng nhiễu, lót tay để được việc. Điều này đi ngược với chiến lược tinh giản thủ tục hành chính mà Chính phủ đang thực hiện. Nhất là khi trong hộ chiếu của nhiều nước đã ghi rõ quốc tịch và nơi sinh của Việt kiều. Chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào đây chứ không cần thiết bắt họ phải có giấy xác nhận người gốc Việt do cơ quan có thẩm quyền của VN cấp.
Điều quan trọng hơn là không phá vỡ niềm hy vọng, niềm tin của hàng trăm, hàng ngàn Việt kiều đã kỳ vọng, trông ngóng vào chính sách này nhiều năm qua. Sau rất nhiều tranh luận, thậm chí cãi vã rồi mở ra, đóng vào... chính sách cho Việt kiều và người nước ngoài sở hữu nhà tại VN mới được thông qua và chính thức có hiệu lực từ 1.7. Quy định này được đánh giá rất cao về độ thoáng khi cho phép Việt kiều được mua nhà như người trong nước (không hạn chế số lượng và loại nhà được sở hữu), còn người nước ngoài khi nhập cảnh vào VN cũng được phép mua nhà ở (trong các khu đô thị do nhà nước quy định). Nhưng nếu đợi đúng đến khi luật có hiệu lực, chúng ta lại đưa ra những quy định “trói” lại thì sẽ làm đổ vỡ lòng tin từ các nhà phát triển bất động sản, những Việt kiều có nhu cầu sở hữu nhà ở tại VN và cả những người nước ngoài đang chờ đợi vào chính sách này. Và không loại trừ khả năng, thị trường bất động sản, đang trông chờ nguồn lực từ các đối tượng này để bứt khỏi giấc ngủ đông kéo dài gần chục năm nay lại chìm xuống.
Chủ trương thoáng, luật thoáng, không có lý do gì để các văn bản dưới luật lại đi ngược hay bó hẹp ước nguyện mua nhà của hàng trăm ngàn Việt kiều đang muốn ổn định sinh sống và cống hiến tại quê nhà.
Nguyên Khanh
Theo Báo Thanh Niên
Các bản tin khác
- Đà Nẵng - 40 năm xây dựng và phát triển (1975-2015)
- Đột phá từ đầu tư hạ tầng đô thị
- Soi năng lực Sun Group - nhà đầu tư sân bay Quảng Ninh 7.500 tỷ
- Gói 30.000 tỷ đồng được giải ngân đến 1/6/2016
- Xây dựng phương án bán 286 căn hộ chung cư
- VinaCapital đầu tư 50 triệu USD dự án khu biệt thự, khách sạn ven biển
- Quyết liệt thực hiện chủ đề Năm văn hóa văn minh đô thị
- Đẩy mạnh xã hội hóa công chứng - thể chế công chứng tiếp tục được tăng cường
- Bộ Xây dựng nắm tình hình triển khai quy hoạch đô thị Đà Nẵng
- Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt: 3 nơi đáng sống với người Mỹ về hưu
- Những kiểu nhà tuyệt đối không nên mua
- Cho vay kích cầu nhà ở
- Đồng thuận giải tỏa triển khai dự án Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Top 10 công trình và sự kiện tạo dấu ấn 40 năm của Đà Nẵng
- Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Công chứng
- Sun Group trở thành nhà đầu tư xây sân bay Quảng Ninh
- Tháng 2, giao dịch BĐS thành công cao gấp đôi năm 2014
- Hội Công chứng thành phố Đà Nẵng tiến hành phiên họp Ban Chấp hành đầu năm 2015
- Tiếp cận đất đai thuận lợi
- Phát triển quỹ tiết kiệm nhà ở nhìn từ các nước Châu Á