Luật Nhà ở 2014 đã chính thức có hiệu lực, nhưng chưa có nghị định, thông tư hướng dẫn...
Các quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư, phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng, chỗ để xe, cách xác định diện tích sử dụng căn hộ... được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014.
Bộ Xây dựng vừa có hướng dẫn thực hiện một số nội dung quan trọng của Luật Nhà ở 2014 trong khi chờ Chính phủ ban hành nghị định và Bộ ra thông tư hướng dẫn.
Theo đó, kể từ ngày 1/7/2015, Luật Nhà ở 2014 chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, hiện Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện nghị định, thông tư hướng dẫn.
Do đó, để đảm bảo các hoạt động liên quan đến lĩnh vực nhà ở và kinh doanh bất động sản không bị gián đoạn, Bộ Xây dựng đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các nội dung đã được quy định cụ thể trong Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
Đồng thời, vẫn được áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Nhà ở năm 2005 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006, nhưng không được trái với các quy định của hai luật mới sửa đổi.
Về quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Cụ thể, về quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của Luật Nhà ở, đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được quy định tại khoản 2 điều 17 của Luật Nhà ở năm 2014 mà thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư thì trước khi lập, phê duyệt dự án, việc quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, nhưng phải có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng nếu là dự án đầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn nhà nước của Trung ương hoặc dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
Phải có ý kiến thẩm định của Sở Xây dựng nếu là dự án đầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn nhà nước của địa phương hoặc dự án do UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được quy định tại Luật Nhà ở năm 2014 mà không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư thì việc chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 71/2010 và các văn bản thực hướng dẫn nghị định này của Bộ Xây dựng.
Về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở công vụ
Đối với việc lập, chấp thuận kế hoạch phát triển nhà ở công vụ; lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, xác định quỹ đất để xây dựng nhà ở công vụ, việc mua, thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ, việc xác định đối tượng, điều kiện được thuê nhà ở công vụ, quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ thì thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014.
Riêng trình tự, thủ tục bố trí cho thuê nhà ở công vụ của Chính phủ, thực hiện theo quy định tại Quyết định 695/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ của Chính phủ.
Đối với các đối tượng khác, thực hiện theo quy định của Nghị định số 71/2010 và Thông tư số 01/2014 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nhà ở công vụ.
Về phát triển, quản lý và sử dụng nhà ở tái định cư
Các nguyên tắc, hình thức bố trí nhà ở, xác định quỹ đất để xây dựng nhà ở, việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, việc mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư, việc xác định loại nhà, tiêu chuẩn diện tích và việc quản lý chất lượng nhà ở để phục vụ tái định cư được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014.
Riêng quy định về đối tượng, điều kiện được bố trí nhà ở tái định cư, trình tự, thủ tục bàn giao và việc quản lý, sử dụng nhà ở phục vụ tái định cư thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 84/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư và Thông tư số 07/2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 84/2013.
Về chính sách nhà ở xã hội
Các quy định về đối tượng, điều kiện được hưởng chính sách nhà ở xã hội, hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, các ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở được thực hiện theo Luật Nhà ở 2014.
Đối với việc đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội; trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội và việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thực hiện theo quy định tại Nghị định số 188/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Thông tư số 08/2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 188/2013.
Đối với việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước thực hiện theo quy định của Nghị định số 34/2013 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và Thông tư 14/2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 34/2013.
Về tài chính cho phát triển nhà ở
Các quy định về nguồn vốn phục vụ đầu tư xây dựng nhà ở (bao gồm nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở công vụ) được thực hiện theo Luật Nhà ở năm 2014.
Đối với quy định về trình tự, thủ tục huy động vốn để phát triển nhà ở thương mại thực hiện theo Nghị định số 71/2010 và Thông tư số 16/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010.
Riêng các quy định về trình tự, thủ tục huy động vốn để phát triển nhà ở xã hội thực hiện theo Nghị định số 188/2013; đối vớinhà ở tái định cư thì trình tự, thủ tục huy động vốn được thực hiện theo quy định của Nghị định số 84/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư.
Về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Việc xác định đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở, việc quản lý, sử dụng nhà ở và thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014.
Đối với trình tự, thủ tục cho thuê, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, việc áp dụng các mức miễn, giảm tiền thuê, tiền mua nhà ở, việc xác định giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thực hiện theo quy định của Nghị định số 34/2013 và Thông tư số 14/2013 của Bộ Xây dựng.
Về quản lý, sử dụng nhà chung cư
Các quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư, phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng, chỗ để xe, cách xác định diện tích sử dụng căn hộ, các quy định về hội nghị nhà chung cư, ban quản trị nhà chung cư, việc quản lý, vận hành, xác định giá dịch vụ quản lý vận hành, việc nộp và quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014.
Đối với việc tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu ban quản trị, việc công nhận Ban quản trị được thực hiện theo quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Đối với việc phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì thực hiện theo quy định của Nghị quyết số 34/2007 của Chính phủ về một số giải pháp để thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp.
Về sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài
Các quy định về đối tượng, điều kiện được sở hữu, thời hạn sở hữu, số lượng, loại nhà, khu vực được sở hữu nhà ở, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở, trình tự, thủ tục mua bán, thuê mua nhà ở thương mại của tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở 2014.
Đối với trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
Theo đó, kể từ ngày 1/7/2015, Luật Nhà ở 2014 chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, hiện Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện nghị định, thông tư hướng dẫn.
Do đó, để đảm bảo các hoạt động liên quan đến lĩnh vực nhà ở và kinh doanh bất động sản không bị gián đoạn, Bộ Xây dựng đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các nội dung đã được quy định cụ thể trong Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
Đồng thời, vẫn được áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Nhà ở năm 2005 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006, nhưng không được trái với các quy định của hai luật mới sửa đổi.
Về quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Cụ thể, về quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của Luật Nhà ở, đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được quy định tại khoản 2 điều 17 của Luật Nhà ở năm 2014 mà thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư thì trước khi lập, phê duyệt dự án, việc quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, nhưng phải có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng nếu là dự án đầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn nhà nước của Trung ương hoặc dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
Phải có ý kiến thẩm định của Sở Xây dựng nếu là dự án đầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn nhà nước của địa phương hoặc dự án do UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được quy định tại Luật Nhà ở năm 2014 mà không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư thì việc chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 71/2010 và các văn bản thực hướng dẫn nghị định này của Bộ Xây dựng.
Về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở công vụ
Đối với việc lập, chấp thuận kế hoạch phát triển nhà ở công vụ; lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, xác định quỹ đất để xây dựng nhà ở công vụ, việc mua, thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ, việc xác định đối tượng, điều kiện được thuê nhà ở công vụ, quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ thì thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014.
Riêng trình tự, thủ tục bố trí cho thuê nhà ở công vụ của Chính phủ, thực hiện theo quy định tại Quyết định 695/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ của Chính phủ.
Đối với các đối tượng khác, thực hiện theo quy định của Nghị định số 71/2010 và Thông tư số 01/2014 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nhà ở công vụ.
Về phát triển, quản lý và sử dụng nhà ở tái định cư
Các nguyên tắc, hình thức bố trí nhà ở, xác định quỹ đất để xây dựng nhà ở, việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, việc mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư, việc xác định loại nhà, tiêu chuẩn diện tích và việc quản lý chất lượng nhà ở để phục vụ tái định cư được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014.
Riêng quy định về đối tượng, điều kiện được bố trí nhà ở tái định cư, trình tự, thủ tục bàn giao và việc quản lý, sử dụng nhà ở phục vụ tái định cư thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 84/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư và Thông tư số 07/2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 84/2013.
Về chính sách nhà ở xã hội
Các quy định về đối tượng, điều kiện được hưởng chính sách nhà ở xã hội, hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, các ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở được thực hiện theo Luật Nhà ở 2014.
Đối với việc đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội; trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội và việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thực hiện theo quy định tại Nghị định số 188/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Thông tư số 08/2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 188/2013.
Đối với việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước thực hiện theo quy định của Nghị định số 34/2013 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và Thông tư 14/2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 34/2013.
Về tài chính cho phát triển nhà ở
Các quy định về nguồn vốn phục vụ đầu tư xây dựng nhà ở (bao gồm nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở công vụ) được thực hiện theo Luật Nhà ở năm 2014.
Đối với quy định về trình tự, thủ tục huy động vốn để phát triển nhà ở thương mại thực hiện theo Nghị định số 71/2010 và Thông tư số 16/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010.
Riêng các quy định về trình tự, thủ tục huy động vốn để phát triển nhà ở xã hội thực hiện theo Nghị định số 188/2013; đối vớinhà ở tái định cư thì trình tự, thủ tục huy động vốn được thực hiện theo quy định của Nghị định số 84/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư.
Về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Việc xác định đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở, việc quản lý, sử dụng nhà ở và thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014.
Đối với trình tự, thủ tục cho thuê, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, việc áp dụng các mức miễn, giảm tiền thuê, tiền mua nhà ở, việc xác định giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thực hiện theo quy định của Nghị định số 34/2013 và Thông tư số 14/2013 của Bộ Xây dựng.
Về quản lý, sử dụng nhà chung cư
Các quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư, phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng, chỗ để xe, cách xác định diện tích sử dụng căn hộ, các quy định về hội nghị nhà chung cư, ban quản trị nhà chung cư, việc quản lý, vận hành, xác định giá dịch vụ quản lý vận hành, việc nộp và quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014.
Đối với việc tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu ban quản trị, việc công nhận Ban quản trị được thực hiện theo quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Đối với việc phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì thực hiện theo quy định của Nghị quyết số 34/2007 của Chính phủ về một số giải pháp để thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp.
Về sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài
Các quy định về đối tượng, điều kiện được sở hữu, thời hạn sở hữu, số lượng, loại nhà, khu vực được sở hữu nhà ở, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở, trình tự, thủ tục mua bán, thuê mua nhà ở thương mại của tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở 2014.
Đối với trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Khai mạc Triển lãm Bất động sản Đà Nẵng năm 2010
- Thước đo thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Đà Nẵng: cho phép nợ tiền sử dụng đất tái định cư thêm 5 năm
- 3 dự án bất động sản đình đám nhất trong tháng 11
- Một số ý kiến về đạo đức hành nghề công chứng
- Cơ hội đầu tư bất động sản
- Hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả lũ lụt
- Cú hích mạnh cho thị trường nhà đất
- Mua nhà qua hợp đồng góp vốn không được công nhận
- Thị trường môi giới, tiếp thị bất động sản lớn ở Đà Nẵng: Vắng bóng các doanh nghiệp nội địa
- TP.HCM: Thành lập thêm năm văn phòng công chứng
- Thị trường nhà đất “nóng” dần
- Đà Nẵng: Đất phía đông sông Hàn tăng giá
- Bất động sản du lịch nhiều cơ hội và thách thức
- Cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Công chứng
- Lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức triển lãm Bất động sản
- Hé lộ đường dây làm giả giấy tờ đất đai ở Q. Liên Chiểu
- THÁO GỠ NHIỀU VƯỚNG MẮC TRONG MUA BÁN NHÀ
- CÔNG CHỨNG VÀ XÃ HỘI HOÁ CÔNG CHỨNG Ở VIỆT NAM
- ĐẠI HỘI HIỆP HỘI NỮ DOANH NHÂN TP. ĐÀ NẴNG LẦN THỨ 1(2010-2015)