Kiều hối chảy mạnh về Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo tiếp tục tăng trưởng. Đáng chú ý, nguồn kiều hối đang có sự dịch chuyển trở lại đối với bất động sản sau một thời gian dài đóng băng và giao dịch trầm lắng.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho rằng, với tình hình kinh tế thế giới, cũng như trong nước đang có chuyển biến tích cực, nhất là khi bất động sản có dấu hiệu ấm lên sẽ là điều kiện tốt để thu hút nguồn kiều hối từ các nước chảy về Việt Nam. “Dự kiến, cả năm 2015, lượng kiều hối chuyển về qua các ngân hàng trên địa bàn Thành phố đạt 5,3-5,5 tỷ USD so với năm 2014 là 5 tỷ USD. Vì theo thông lệ hàng năm, kiều hối chuyển về năm sau thường cao hơn năm trước và kiều hối tăng mạnh vào thời điểm cuối năm”, ông Minh nói.
Ông Lê Minh Tâm, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Công ty Kiều hối Ngân hàng Sacombank (SBR) cũng cho hay, 6 tháng đầu năm nay, doanh số chi trả kiều hối qua Công ty cũng có chiều hướng tăng trưởng, với doanh số chi trả ước đạt 50% kế hoạch năm 2015. “Nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam tiếp tục tăng mạnh ở nguồn lực xuất khẩu lao động của Việt Nam làm việc ở nước ngoài gửi về cho người thân để trả nợ, chi tiêu…”, ông Tâm nhận định.
Còn theo ông Nguyễn Hoàng Minh, trong cơ cấu nguồn kiều hối chuyển về TP.HCM 6 tháng đầu năm nay, tỷ lệ vào bất động sản chiếm 21,8% tổng số kiều hối chuyển về trên địa bàn. Theo ông Minh, nếu so năm 2014 với năm 2013, lượng kiều hối vào bất động sản chỉ tăng 0,5-0,6%. Tuy nhiên, với tình hình bất động sản đang dần ấm lên hiện nay, khả năng lượng kiều hối chuyển vào bất động sản sẽ tăng nhiều hơn. Nếu cuối năm 2014, tỷ lệ kiều hối chuyển vào bất động sản khoảng 21,2%, thì khả năng cuối năm nay, lượng kiều hối chảy vào lĩnh vực bất động sản sẽ tăng 23 - 24%.
Trong khi đó, kiều hối vào sản xuất, kinh doanh chiếm đến 71,7%, phần còn lại là hỗ trợ thân nhân. Đồng thời, nguồn kiều hối từ lực lượng xuất khẩu lao động cũng tăng mạnh. Thực tế cho thấy, bất động sản là lĩnh vực thu hút kiều hối nhiều nhất với 4,7 tỷ USD, chiếm 52% trong tổng doanh số kiều hối năm 2011. Vì vậy, có thể thấy, sự biến động của thị trường đầu tư này đã ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy kiều hối.
Hơn nữa, hiện các kênh đầu tư khác như chứng khoán, gửi tiết kiệm không còn hấp dẫn; lãi suất tiết kiệm ngoại tệ giảm mạnh; tỷ giá hối đoái được kiểm soát ổn định trong 2 năm qua, nên tình trạng găm ngoại tệ cũng không còn. Vì thế, nguồn kiều hối về nước không còn mặn mà gửi tiết kiệm như trước đây, mà có xu hướng tìm kênh đầu tư hiệu quả. Trong đó, bất động sản đang được xem là lĩnh vực nổi trội thu hút kiều hối dần trở lại sau thời gian dài đóng băng.
Lãnh đạo Công ty Kiều hối Đông Á cũng cho rằng, bất động sản ấm lên không chỉ tăng lượng kiều hối, mà còn cả nguồn vốn nước ngoài, tác động kép tạo sức hút đầu tư nước ngoài. Giá bất động sản thời gian qua giảm mạnh và theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường nhà, đất đã giảm về mức giá hợp lý nhất là phân khúc nhà chung cư, nhà và đất dự án. Vì thế, không loại trừ khả năng kiều hối sẽ quay mạnh trở lại bất động sản để tìm cơ hội đầu tư.
Việt Nam đang nằm trong top 10 nước nhận được kiều hối nhiều nhất trên thế giới và dự báo trong năm 2015 sẽ nhận được 14 tỷ USD kiều hối.
Nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam vẫn từ thị trường châu Âu, châu Mỹ là chính. Các thị trường khác trong khu vực ASEAN có chuyển biến, nhưng cũng chỉ chuyển biến nhẹ, chủ yếu là các thành phần lao động xuất khẩu.
Kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu tăng trưởng, kinh tế trong nước cũng có dấu hiệu đi lên, đặc biệt là đối với thị trường bất động sản, chứng khoán dần cải thiện sẽ là điều kiện tốt để thu hút nguồn kiều hối. Do đó, dự báo lượng kiều hối sẽ gia tăng 12-15% trong năm nay là hoàn toàn có cơ sở.
Các bản tin khác
- Sẽ kiến nghị Thủ tướng bỏ thông tư 16 của Bộ Xây dựng
- Ghế sếp ngân hàng lớn nào “nóng” nhất?
- Thị trường bất động sản "ấm" lên
- Đề nghị tăng thời gian cho người mua nhà ở xã hội vay vốn ưu đãi từ 10 năm lên 15 năm
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Bất ngờ!
- Cấp GCN quyền sử dụng đất các dự án TĐC phục vụ giải toả Nút giao thông khác mức ngã ba Huế
- Đà Nẵng sẽ có thêm hai quận mới
- Sẽ thêm quyền cho công chứng viên
- Bí thư Thành uỷ Trần Thọ: Chúng ta phải biết nâng niu, trân trọng doanh nghiệp
- Gói 30.000 tỷ: Còn cách nào ngoài “leo cột mỡ”?
- Khác biệt giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
- Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt trao quà tết cho người nghèo
- "Bông Hồng xứ Quảng" trên Báo Công an thành phố Đà Nẵng số Xuân
- 2014, bất động sản hồi sinh?
- Thành lập Ban Chỉ đạo "Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014"
- Giới kinh doanh nhà đất buồn vui lẫn lộn
- Năm 2014, vốn ngoại sẽ chảy mạnh vào bất động sản
- Bất động sản lạc quan thận trọng
- “Nới” quy định về cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ
- Nâng cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp