(Cadn.com.vn) - Quỹ Đầu tư phát triển TP Đà Nẵng (DDIF - trực thuộc UBND thành phố Đà Nẵng) thông báo tiếp tục hạ lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trên địa bàn TP. Để bạn đọc và đặc biệt là các doanh nghiệp nắm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên (P.V) Báo Công an TP Đà Nẵng đã có cuộc gặp gỡ trao đổi với ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc DDIF.
Ông Nguyễn Thanh Tâm |
P.V: Ông có thể cho biết về chức năng, nhiệm vụ của DDIF?
Ông Nguyễn Thanh Tâm: DDIF được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1-2008. Theo quy định tại NĐ số 138/2007/NĐ-CP ngày 28-8-2007 của Chính phủ và điều lệ hoạt động thì DDIF thực hiện chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển. Nhiệm vụ của DDIF là tiếp nhận vốn ngân sách cấp, huy động vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng KT-XH của địa phương.
Các hình thức đầu tư của DDIF gồm: đầu tư trực tiếp vào các dự án, trong đó, DDIF có thể trực tiếp quản lý dự án theo quy định của pháp luật và quản lý đầu tư, xây dựng; cho vay đầu tư các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng có phương án thu hồi vốn trực tiếp; góp vốn thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH theo quy định của luật doanh nghiệp; nhận ủy thác và ủy thác.
Đặc biệt, DDIF được UBND TP giao thêm một số nhiệm vụ: thực hiện một số nhiệm vụ của Quỹ Phát triển đất; cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn vay vốn để hỗ trợ phát triển sản xuất và xuất khẩu; nhận ủy thác nhiệm vụ về bảo lãnh tín dụng; một số nhiệm vụ khác theo quyết định của UBND TP.
P.V: Tình hình hoạt động của DDIF trong thời gian qua như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Tâm: Từ khi thành lập đến nay, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo TP, DDIF đã tiến hành giải ngân, hỗ trợ và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp trên địa bàn TP đầu tư dự án, phương án kinh doanh đã góp phần ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH, di dời giải tỏa đảm bảo môi trường, quy hoạch phát triển đô thị của TP. Cụ thể, tổng dư nợ cho vay đầu tư đến thời điểm ngày 30-6-2015 là 414,55 tỷ đồng, trong đó: dư nợ cho vay đầu tư: 363,468 tỷ đồng cho 43 dự án, dư nợ cho vay xuất khẩu, bình ổn giá: 51,077 tỷ đồng cho 42 lượt dự án.
Điển hình một số dự án vay được vay vốn ưu đãi tại DDIF: Khu chung cư thu nhập thấp Đại Địa Bảo: vay 44 tỷ đồng, Trường Mầm non - Tiểu học Chất lượng cao Skyline: vay 30 tỷ đồng, Trường Đại học Đông Á: vay 60 tỷ đồng, Di dời Nhà máy Cao su Đà Nẵng từ Q. Ngũ Hành Sơn vào KCN Liên Chiểu: vay 100 tỷ đồng, Cấp điện các khu du lịch dọc tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc (giai đoạn 2): vay 14 tỷ đồng, Chung cư dành cho người thu nhập thấp tại Khu TĐC Thanh Lộc Đán - Hòa Minh mở rộng: vay 30 tỷ đồng, Hạ tầng kỹ thuật KDC Phước Lý mở rộng: vay 30 tỷ đồng...
Một khu chung cư nhà ở xã hội được đầu tư từ nguồn vốn vay ưu đãi của DDIF. |
P.V: DDIF vừa có thông báo hạ lãi suất cho vay xuống thấp và tiếp tục ưu tiên cho vay đối với doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và các dự án phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH. Cụ thể lãi suất như thế nào, các doanh nghiệp, dự án nào được ưu tiên vay vốn?
Ông Nguyễn Thanh Tâm: Trên cơ sở chỉ đạo của lãnh đạo TP về việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và góp phần thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ KT-XH của TP, DDIF đã trình và được UBND TP ra quyết định phê duyệt việc giảm lãi suất cho vay tại DDIF. Cụ thể, Quyết định số 1472/QĐ-UBND của UBND TP quy định mức lãi suất cho vay là 5%/năm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xuất khẩu từ nguồn vốn ngân sách TP ủy thác cho DDIF.
Quyết định số 4282/QĐ-UBND của UBND TP quy định mức lãi suất cho vay tối thiểu tại DDIF là 7%/năm đối với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH, bao gồm: hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, khí thải tại các khu đô thị, KCN, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp làng nghề, các cơ sở sản xuất công nghiệp; hệ thống tái chế, tái sử dụng chất thải; ngành công nghiệp môi trường; xây dựng, phát triển nhà ở xã hội; kết cấu hạ tầng giao thông; xây dựng, chỉnh trang đô thị, hạ tầng khu dân cư, khu tái định cư; xây dựng, mở rộng bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh; xây dựng và bảo vệ rừng phòng hộ, dự án bảo vệ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; xây dựng, cải tạo hồ chứa nước, công trình thủy lợi; xây dựng, cải tạo, nâng cấp các dự án phục vụ sản xuất, phát triển nông thôn, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng của khu công nghệ cao...
P.V: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Phú Nam
(thực hiện)
Theo Báo CAĐN
Các bản tin khác
- Thị trường đất nền: giao dịch giảm, giá không giảm
- 19/06/2018 10:02 AM Ngày 29/6: Hội thảo “Sốt bất động sản – cơ hội và rủi ro”
- Phía sau chiến lược “khác biệt” của dòng bất động sản “đại chúng” của First Real
- 8.600 tỷ đồng đầu tư dự án đô thị đại học Đà Nẵng
- Đẩy nhanh tiến độ lập đồ án quy hoạch phân khu Khu đô thị ĐH Đà Nẵng
- Lập quy hoạch một số dự án quan trọng
- Hoa Kỳ và Ý vào chung kết Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2018
- Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng - khơi nguồn cảm hứng từ đại dương
- 14/06/2018 7:47 AM 5 điểm nhấn của thị trường bất động sản 5 tháng đầu năm 2018
- Chững cung bất động sản, thị trường xuất hiện đầu cơ thổi giá
- Homeland Central Park – Khu đô thị đẳng cấp bên hồ
- Bùng nổ condotel, thách thức lớn đang ở phía trước
- Giải mã bài toán “ăn tiền” của bất động sản công nghiệp
- Đã đến thời lên ngôi của bất động sản miền Trung?
- Đà Nẵng đến năm 2030 sẽ thế nào?
- Vốn ngoại tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản
- 3 lựa chọn đầu tư khi đất nền chững lại
- Tám kiến nghị “cởi trói” phân khúc condotel
- Làm thế nào để đầu tư bất động sản đạt lãi cao?
- Đất nền vùng ven: “Sóng” đi cùng với rủi ro