Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến ngày 20/7/2015, cả nước có 1.068 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 6,92 tỷ USD, tăng hơn 1% so với cùng kỳ năm 2014.
Bất động sản luôn thu hút dòng vốn lớn từ nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, 341 lượt dự án đã đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,88 tỷ USD, bằng 70,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Như vậy, tính chung trong 7 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 8,8 tỷ USD, bằng 92,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Công nghiệp vẫn đứng đầu
Trong 7 tháng năm 2015, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 7,4 tỷ USD, tăng 8,8% với cùng kỳ năm 2014.
Xét theo lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 570 dự án đầu tư đăng ký mới và 245 lượt dự án tăng vốn.
Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm vào lĩnh vực này là 6,14 tỷ USD, chiếm 69,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 15 dự án đăng ký mới và 7 lượt dự án tăng vốn, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,69 tỷ USD, chiếm 19,3% tổng vốn đầu tư.
Lĩnh vực bán buôn bán lẻ sửa chữa đứng thứ ba, với 141 dự án đầu tư mới và 26 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 294,9 triệu USD.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, đến nay, 53 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,91 tỷ USD, chiếm 21,7% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam.
Vương quốc Anh đứng vị trí thứ 2 với số vốn là 1,24 tỷ USD chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư, BritishVirginIslands đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 835,3 triệu USD, chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư.
Miền Nam chiếm ưu thế
Xét theo địa bàn đầu tư, trong 7 tháng năm 2015, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 47 tỉnh thành phố, trong đó Tp.HCM là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,42 tỷ USD, chiếm 27,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,11 tỷ USD, chiếm 12,6%. Đồng Nai đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 1,1 triệu USD, chiếm 12,5%.
Trong 7 tháng qua, một số dự án lớn được cấp phép, trong đó nổi bật có thể kể đến dự án Công ty TNHH Liên doanh thành phố Đế Vương tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD, do Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước và Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái liên doanh với nhà đầu tư Denver Power Ltd (Anh) đầu tư tại Tp.HCM.
Ngoài ra, không còn dự án nào khác có giá trị hơn 1 tỷ USD, những dự án lớn khác đầu tư vào sản xuất sợi, sản phẩm may mặc, sản phẩm xơ tổng hợp polyester.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Mua nhà, mua thêm cảm xúc!
- Cuộc đua tiện ích triệu đô của các đại gia bất động sản
- Tập đoàn Novaland bắt đầu “khuấy đảo” thị trường bất động sản Đà Nẵng
- Giấc mơ sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế trong tầm tay người Việt
- Công bố 2 dự án quy hoạch mới
- Đại gia ngoại đổ bộ vào bất động sản Việt Nam
- Đầu tư vào thị trường bất động sản: Cuộc đua của sức bền
- Lý do biệt thự siêu sang ở nội đô sôi động trên thị trường
- M&A bất động sản: Xu hướng thâu tóm ngược
- Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng: Hấp dẫn nhà đầu tư do vượt trội về hạ tầng
- Khu nghỉ dưỡng nào ở Việt Nam được chọn để tổ chức lễ trao giải World Travel Awards 2016?
- Đại gia Việt mua căn biệt thự biển đắt kỷ lục 330 tỷ
- Bất động sản Đà Nẵng hấp dẫn giới đầu tư
- Trở thành thành viên RCI cùng Wyndham Soleil Đà Nẵng
- Nhà giống resort ở Đà Nẵng hút hồn trên báo ngoại
- Thị trường căn hộ khách sạn hút khách
- Đà Nẵng có gần 6.000 căn hộ khách sạn
- FDI vào địa ốc sôi động từ nhiều hướng
- Giá đất tái định cư trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn
- Đại gia địa ốc đua xây 'thiên đường' nghỉ dưỡng