CafeLand – Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Kiều bào được mua sở hữu nhà theo luật Nhà ở 2014, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có đề nghị cấp giấy chứng nhận gốc Việt Nam có giá trị vĩnh viễn thay vì 5 năm như hiện nay.
Đó là một trong những nội dung được HoREA đề nghị trong văn bản góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2014.
Theo HoREA, hiện giấy chứng nhận nguồn gốc người Việt chỉ có giá trị trong 05 năm, HoREA đề nghị, giấy chứng nhận nguồn gốc người Việt sẽ có giá trị vĩnh viễn.
Đề nghị cho Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng được quyền cấp giấy chứng nhận nguồn gốc người Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Do hoàn cảnh lịch sử, nhiều người Việt Nam ở nước ngoài không còn giữ được những chứng thư hộ tịch của bản thân như khai sinh, hộ chiếu cũ, tờ khai gia đình, sổ hộ khẩu, căn cước, chứng minh nhân dân..., nhiều trường hợp cơ quan Nhà nước hiện nay cũng không còn lưu giữ hồ sơ hộ tịch gốc của họ.
HoREA đề nghị trong trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài không có khai sinh hoặc giấy tờ tùy thân khác để chứng minh nguồn gốc người Việt, thì đề nghị sử dụng thông tin trên giấy căn cước (ID), hộ chiếu (passport) của nước sở tại cấp cho người Việt Nam ở nước ngoài có ghi rõ nơi sinh là Việt Nam thì nên coi đây là cơ sở pháp lý theo công pháp quốc tế để xác định nguồn gốc người Việt.
Về quy định cho người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở Việt Nam, tại Khoản (4.b) điều 7 dự thảo Nghị định quy định "Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà trong thời hạn còn lại...", HoREA đề nghị sửa đổi để cho phép bên mua, bên nhận tặng cho cũng được sở hữu nhà trong thời hạn tối đa 50 năm như khi mua nhà lần đầu phù hợp với nguyện vọng của nhiều người nước ngoài.
Quy định người nước ngoài được sở hữu không quá 30% căn hộ trong 01 tòa nhà chung cư, không quá 250 căn nhà trong 01 đơn vị hành chính tương đương cấp phường… HoREA đề nghị Chính phủ giao quyền cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định cho phù hợp với thực tiễn tình hình của địa phương, nhất là các đô thị tập trung đông người nước ngoài như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Kiên Giang…và những phường đang có đông người nước ngoài cư trú như phường Bến Nghé, phường Bến Thành, quận 1, phường Tân Phong, quận 7 (có khu đô thị Phú Mỹ Hưng và nhiều dự án khác), phường Thảo Điền, quận 2, Tp Hồ Chí Minh…
HoREA cũng đề nghị Chính phủ công bố khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh mà người nước ngoài không được mua và sở hữu nhà ở.
Các bản tin khác
- Ngân hàng Nhà nước từ chối gia hạn gói 30.000 tỷ đồng
- Đầu tư theo kênh nào để sinh lời?
- Đà Nẵng: Cấm chủ đầu tư bán nhà đất dưới mọi hình thức khi dự án chưa đủ thủ tục pháp lý
- 5.581 tỷ đồng xây dựng cảng Liên Chiểu giai đoạn 1
- Ô tô Indonesia 300 triệu, xe Thái 400 triệu đổ về Việt Nam
- Du lịch Đà Nẵng 2017 kỳ vọng bùng nổ với lễ hội pháo hoa
- Đà Nẵng siết chặt hoạt động quản lý đất đai, nhà ở, căn hộ
- NGHỊ QUYẾT HĐND THÀNH PHỐ: Đặt, đổi tên một số đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2016
- Kinh nghiệm chọn mua chung cư
- Đà Nẵng sẽ đầu tư 9.677 tỷ đồng tái cấu trúc phát triển đô thị
- Bất động sản làm tăng áp lực lên hạ tầng của Đà Nẵng
- WB và ADB ủng hộ dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Khẩn trương giải quyết việc đền bù, giải tỏa dự án Trung tâm thương mại Chợ Cồn và công viên thành phố
- Nghiên cứu khả thi dự án Di dời ga đường sắt và Tái phát triển đô thị TP Đà Nẵng do Tư vấn quốc tế của WB thực hiện
- Đấu giá lô đất lớn góc đường Ngô Quyền–Võ Văn Kiệt
- Dự án KCN Hòa Khánh mở rộng: Chia lô cho công nhân xây nhà ở
- Nhiều điểm mới trong quy chế cho vay mới
- Xác định khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Đà Nẵng
- Không lo tiền bị 'chôn' trong bất động sản
- Đà Nẵng đáng sống, cần thêm “đáng đầu tư”