Trong bối cảnh khó khăn vừa qua, hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực bất động sản đã diễn ra mạnh mẽ...
Bà Đỗ Thị Loan, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM.
Thị trường bất động sản Tp.HCM đang trên đà khởi sắc trở lại. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào bất động sản cũng đang gia tăng. Theo bà Đỗ Thị Loan - Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM, trong bối cảnh khó khăn vừa qua, hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực bất động sản đã diễn ra mạnh mẽ.
Bà nhận định thế nào về thị trường bất động sản Tp.HCM trong năm 2015?
Từ nửa cuối năm 2015 đến 2017, nguồn cung căn hộ trên địa bàn Tp.HCM dự kiến sẽ tăng mạnh, với khoảng 59.200 căn từ 90 dự án hiện hữu và các dự án sẽ triển khai nên sẽ dẫn tới sự cạnh tranh quyết liệt thời gian tới.
Song nhìn tổng thể, thị trường bất động sản tại Tp.HCM sẽ tiếp tục đà hồi phục và phát triển mạnh hơn so với đầu năm. Trong đó, phân khúc thị trường căn hộ quy mô vừa và nhỏ, từ 1-2 phòng ngủ có tổng giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn vẫn là phân khúc chủ đạo và sẽ tiếp tục phát triển ổn định, bền vững do nhu cầu thị trường rất lớn, thanh khoản tốt.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai sẽ đẩy giá nhà ở lên cao và làm hạn chế nguồn cung nhà giá rẻ. Xin cho biết ý kiến của bà?
Về thực hiện chế định bảo lãnh bất động sản hình thành trong tương lai, để tránh làm tăng chi phí giá thành mà người tiêu dùng phải gánh chịu khi mua nhà, các thành viên Hiệp hội bất động sản Tp.HCM kiến nghị:
Đối với các dự án mà người tiêu dùng không yêu cầu chủ đầu tư phải bảo lãnh khi giao kết hợp đồng mua nhà hình thành trong tương lai thì doanh nghiệp không phải tiến hành thủ tục bảo lãnh. Kiến nghị chủ đầu tư chỉ thực hiện việc bảo lãnh khi ký hợp đồng bán căn hộ hình thành trong tương lai, có nghĩa bán căn hộ nào thì bảo lãnh căn hộ đó.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo thực hiện cơ chế: ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho chủ đầu tư thực hiện dự án, đồng thời cho người mua nhà dự án đó vay, thì thực hiện bảo lãnh cho người mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai của dự án đó.
Như vậy, ngân hàng thương mại có điều kiện giám sát dòng tiền được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm và hạn chế rủi ro.
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng thương mại một room hạn mức mới cho hoạt động bảo lãnh bất động sản hình thành trong tương lai, ngoài room hạn mức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng.
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng thương mại một room hạn mức mới cho hoạt động bảo lãnh bất động sản hình thành trong tương lai, ngoài room hạn mức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng.
Kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho phép ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện bảo lãnh bất động sản hình thành trong tương lai.
Đồng thời, Chính phủ thí điểm cho phép các công ty bảo hiểm có năng lực được thực hiện bảo lãnh bất động sản hình thành trong tương lai để tăng thêm nguồn lực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đồng thời, Chính phủ thí điểm cho phép các công ty bảo hiểm có năng lực được thực hiện bảo lãnh bất động sản hình thành trong tương lai để tăng thêm nguồn lực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới bất động sản tại Tp.HCM. Yếu tố nào thu hút họ?
Tp.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất nước nên dân số nhập cư ngày càng gia tăng, nhu cầu nhà ở cũng tăng lên và luôn ở mức cao. Bên cạnh đó, Tp.HCM cũng chú trọng và dành nhiều nguồn vốn cho phát triển hạ tầng. Hơn nữa, chính quyền thành phố đã và đang nỗ lực cải cách thủ tục hành chính nhằm kêu gọi đầu tư.
Vì vậy, không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài đến với thành phố ngày một nhiều.
Ngoài ra, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản mới có hiệu lực, trong đó có quy định nới lỏng điều kiện và mở rộng đối tượng người nước ngoài được mua bất động sản tại Việt Nam cũng thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài bỏ tiền vào bất động sản tại Tp.HCM.
Ngoài ra, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản mới có hiệu lực, trong đó có quy định nới lỏng điều kiện và mở rộng đối tượng người nước ngoài được mua bất động sản tại Việt Nam cũng thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài bỏ tiền vào bất động sản tại Tp.HCM.
Điều đó đồng nghĩa với việc hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực bất động sản sẽ ngày càng mạnh mẽ, thưa bà?
Trong bối cảnh khó khăn vừa qua, hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực bất động sản đã diễn ra mạnh mẽ. Nhiều đơn vị có đất nhưng thiếu năng lực triển khai phải chuyển nhượng dự án cho doanh nghiệp có tiềm lực. Hiện tại, thị trường đang tốt lên, nhu cầu nhà ở vẫn đang gia tăng.
Nhà đầu tư nước ngoài nắm rõ điều này và hiểu rõ được tiềm năng của thị trường bất động sản tại Tp.HCM nên đã đầu tư mua lại một số dự án. Bởi vậy, đến nay, hoạt động mua bán sáp nhập bất động sản vẫn rất sôi động.
Hiện trên địa bàn thành phố có 1.407 dự án phát triển bất động sản, trong đó có 689 dự án tạm ngưng triển khai, 85 dự án bị thu hồi chủ trương đầu tư. Đây cũng là một nguồn dự án tiềm năng cho hoạt động mua bán sáp nhập thời gian tới.
Hiện trên địa bàn thành phố có 1.407 dự án phát triển bất động sản, trong đó có 689 dự án tạm ngưng triển khai, 85 dự án bị thu hồi chủ trương đầu tư. Đây cũng là một nguồn dự án tiềm năng cho hoạt động mua bán sáp nhập thời gian tới.
Thực tế cho thấy, khi đầu tư vào bất động sản tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài thường chỉ chú trọng vào phân khúc cao cấp. Liệu có thiếu hụt nguồn cung nhà ở các phân khúc bình dân?
Nguồn cung sản phẩm nhà ở tung ra với nhiều phân khúc khác nhau và tại nhiều khu vực trên địa bàn thành phố thời gian gần đây đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. Nhiều chủ đầu tư cũng đã cơ cấu lại sản phẩm.
Với các dự án mới và sắp triển khai, tùy thuộc vào vị trí của khu đất mà các chủ đầu tư sẽ lựa chọn xây dựng dự án thuộc phân khúc nào.
Với các dự án mới và sắp triển khai, tùy thuộc vào vị trí của khu đất mà các chủ đầu tư sẽ lựa chọn xây dựng dự án thuộc phân khúc nào.
Đây cũng là thời điểm mà người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm đa dạng, giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình do trên thị trường bất động sản đang và sẽ có rất nhiều dự án được triển khai.
Vì vậy, không lo việc các nhà đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào dự án cao cấp dẫn đến thiếu nguồn cung nhà ở trung cấp và nhà ở xã hội...
Vì vậy, không lo việc các nhà đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào dự án cao cấp dẫn đến thiếu nguồn cung nhà ở trung cấp và nhà ở xã hội...
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Tiếp tục gia tăng đầu tư vào bất động sản
- 1.300 tỷ đồng xây dựng khu nhà ở hỗn hợp nam cầu Trần Thị Lý
- Chống rửa tiền qua bất động sản
- Nét đẹp nữ doanh nhân
- Hội môi giới bất động sản VN sẽ thành lập vào tháng 12
- Sun City Riverside Da Nang: Dấu son mới của BĐS Đà Nẵng
- Dòng vốn đầu tư chảy mạnh vào Đà Nẵng
- Góp vốn mua nhà dự án: Đọc kỹ hợp đồng để tránh mắc bẫy
- Chờ quy định, hồ sơ đất “đóng băng”
- Nên có cơ quan thẩm định giá đất độc lập
- Sự thật từ một vụ án đòi nhà
- Chủ động quỹ đất tái định cư
- Bất động sản: Nên mua hay bán ở thời điểm này?
- 3 dự án mở rộng diện tích đầu tư
- Đẳng cấp hạ tầng du lịch Đà Nẵng
- Nâng tầm thị trường bất động sản
- Công bố 26 đồ án kiến trúc quy hoạch
- Sửa đổi Luật Đất đai: Phải giải quyết tận gốc vấn đề sở hữu
- Bất động sản có tín hiệu "ấm" lại
- Sẽ cho phép chuyển nhượng văn phòng công chứng?