TT - Việc dự án nào muốn bán chung cư phải được ngân hàng bảo lãnh đang có hướng bị lợi dụng trở thành “chiêu trò” bán hàng trên thị trường....
Khách hàng tìm hiểu một dự án căn hộ trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: Quang Định |
Trong lễ mở bán một dự án bất động sản ở TP.HCM, các khách hàng rỉ tai nhau: “Giờ mua chung cư bớt lo rồi bởi dự án nào muốn bán phải được ngân hàng bảo lãnh. Nếu chủ đầu tư không giao nhà đã có ngân hàng trả lại tiền mà chúng ta đã đóng”.
Thông tin này đang như mồi lửa nhen nhóm lại niềm tin của nhiều người mua nhà đã lụi tàn sau “trái đắng” bởi mua nhà trên giấy. Thế nhưng việc bảo lãnh đang có hướng bị lợi dụng trở thành “chiêu trò” bán hàng trên thị trường.
Đừng đánh cược với niềm tin khách hàng
Rất nhiều chủ đầu tư tuyên bố rầm rộ dự án đã được ngân hàng A, B, C... bảo lãnh, nhưng thực tế khi ra hợp đồng mua bán mới té ngửa vì thông tin bảo lãnh chỉ là vỏ bọc.
Mới đây Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách 33 ngân hàng có đủ điều kiện bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Điều trớ trêu là có ngân hàng được nhiều chủ đầu tư công bố bảo lãnh hàng loạt dự án lại không nằm trong danh sách này.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, quy định trong Luật kinh doanh bất động sản (có hiệu lực từ ngày 1-7), hoạt động bảo lãnh chỉ thực chất khi chủ đầu tư và ngân hàng có ký kết hợp đồng bảo lãnh, trong đó có điều khoản: khi chủ đầu tư không giao nhà đúng thời hạn, không triển khai dự án và nếu khách hàng có yêu cầu thì ngân hàng sẽ hoàn lại toàn bộ số tiền người dân đã đóng.
Đồng thời, khi chủ đầu tư ra hợp đồng mua bán thì mỗi hợp đồng phải có một phụ lục gọi là “chứng thư bảo lãnh” do ngân hàng bảo lãnh dự án này cam kết hoàn lại tiền nếu chủ đầu tư không giao nhà đúng thời hạn.
Thực tế vừa qua nhiều trường hợp khách hàng đã hủy cọc khi thông tin bảo lãnh chủ đầu tư đưa ra thiếu chính xác, rủi ro rơi về phía người mua.
Đại diện chủ đầu tư một dự án chung cư ở Q.9, TP.HCM - một trong số ít dự án đưa ra được hợp đồng bảo lãnh - cho rằng việc bảo lãnh của các ngân hàng đối với dự án nhằm bảo vệ quyền lợi cho người mua nhà.
Nếu thực hiện bảo lãnh giả tạo sẽ đẩy rủi ro rất lớn cho khách hàng, chưa kể khách sẽ mất niềm tin vào chính chủ đầu tư. Cũng theo ông này, người mua phải yêu cầu chủ đầu tư đưa ra hợp đồng bảo lãnh đã ký với ngân hàng và chứng thư bảo lãnh đi kèm hợp đồng của từng người mua, nếu không việc bảo lãnh sẽ không còn ý nghĩa.
Rõ ràng trong thời điểm “tranh tối tranh sáng”, chờ ban hành nghị định hướng dẫn Luật kinh doanh bất động sản, ở góc độ kinh doanh nếu làm không khéo, chủ đầu tư lại thêm một lần nữa đánh mất niềm tin của khách hàng.
Các bản tin khác
- “Chiến lược đại dương xanh” đã lấn sang thị trường bất động sản
- Cuộc đối đầu kỳ thú giữa shophouse và thương mại điện tử
- Tháo gỡ vướng mắc về tách thửa đất, cấp sổ hồng
- CEO Sun Group và những câu chuyện bây giờ mới kể
- "Bom tấn" Golden Bridge khiến du khách quốc tế khao khát check-in Đà Nẵng
- Cách thức xác định đối tượng mua nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư
- Bất động sản: Thời của trải nghiệm khách hàng lên ngôi
- "Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến bất động sản Việt Nam"
- Yên bình bãi Tiên Sa
- Chờ khung pháp lý, "đứa con lai" condotel dần hạ nhiệt
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng tại quận Liên Chiểu
- Đà Nẵng: Đấu thầu dự án khu đô thị 50ha từ việc chuyển đổi KCN Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: "Sẽ không biến động lớn đến 2019"
- Đề xuất phương án thu hồi dự án sân vận động Chi Lăng
- Chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng thành đất ở đô thị: Cần đúng quy định pháp luật và phù hợp điều kiện cụ thể
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Đà Nẵng - thành phố động lực của sự phát triển
- Đấu thầu xây dựng bãi đỗ xe công cộng nhiều tầng tại 18 vị trí khu vực trung tâm thành phố
- Khai thác thị trường bất động sản công nghiệp
- Cuối năm nay sẽ có văn bản pháp lý cho condotel
- Pháp lý cho condotel chưa rõ ràng