TT - Việc dự án nào muốn bán chung cư phải được ngân hàng bảo lãnh đang có hướng bị lợi dụng trở thành “chiêu trò” bán hàng trên thị trường....
Khách hàng tìm hiểu một dự án căn hộ trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: Quang Định |
Trong lễ mở bán một dự án bất động sản ở TP.HCM, các khách hàng rỉ tai nhau: “Giờ mua chung cư bớt lo rồi bởi dự án nào muốn bán phải được ngân hàng bảo lãnh. Nếu chủ đầu tư không giao nhà đã có ngân hàng trả lại tiền mà chúng ta đã đóng”.
Thông tin này đang như mồi lửa nhen nhóm lại niềm tin của nhiều người mua nhà đã lụi tàn sau “trái đắng” bởi mua nhà trên giấy. Thế nhưng việc bảo lãnh đang có hướng bị lợi dụng trở thành “chiêu trò” bán hàng trên thị trường.
Đừng đánh cược với niềm tin khách hàng
Rất nhiều chủ đầu tư tuyên bố rầm rộ dự án đã được ngân hàng A, B, C... bảo lãnh, nhưng thực tế khi ra hợp đồng mua bán mới té ngửa vì thông tin bảo lãnh chỉ là vỏ bọc.
Mới đây Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách 33 ngân hàng có đủ điều kiện bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Điều trớ trêu là có ngân hàng được nhiều chủ đầu tư công bố bảo lãnh hàng loạt dự án lại không nằm trong danh sách này.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, quy định trong Luật kinh doanh bất động sản (có hiệu lực từ ngày 1-7), hoạt động bảo lãnh chỉ thực chất khi chủ đầu tư và ngân hàng có ký kết hợp đồng bảo lãnh, trong đó có điều khoản: khi chủ đầu tư không giao nhà đúng thời hạn, không triển khai dự án và nếu khách hàng có yêu cầu thì ngân hàng sẽ hoàn lại toàn bộ số tiền người dân đã đóng.
Đồng thời, khi chủ đầu tư ra hợp đồng mua bán thì mỗi hợp đồng phải có một phụ lục gọi là “chứng thư bảo lãnh” do ngân hàng bảo lãnh dự án này cam kết hoàn lại tiền nếu chủ đầu tư không giao nhà đúng thời hạn.
Thực tế vừa qua nhiều trường hợp khách hàng đã hủy cọc khi thông tin bảo lãnh chủ đầu tư đưa ra thiếu chính xác, rủi ro rơi về phía người mua.
Đại diện chủ đầu tư một dự án chung cư ở Q.9, TP.HCM - một trong số ít dự án đưa ra được hợp đồng bảo lãnh - cho rằng việc bảo lãnh của các ngân hàng đối với dự án nhằm bảo vệ quyền lợi cho người mua nhà.
Nếu thực hiện bảo lãnh giả tạo sẽ đẩy rủi ro rất lớn cho khách hàng, chưa kể khách sẽ mất niềm tin vào chính chủ đầu tư. Cũng theo ông này, người mua phải yêu cầu chủ đầu tư đưa ra hợp đồng bảo lãnh đã ký với ngân hàng và chứng thư bảo lãnh đi kèm hợp đồng của từng người mua, nếu không việc bảo lãnh sẽ không còn ý nghĩa.
Rõ ràng trong thời điểm “tranh tối tranh sáng”, chờ ban hành nghị định hướng dẫn Luật kinh doanh bất động sản, ở góc độ kinh doanh nếu làm không khéo, chủ đầu tư lại thêm một lần nữa đánh mất niềm tin của khách hàng.
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay