Đó là nhận định của tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, tại hội thảo “Cơ hội nào cho thị trường bất động sản năm 2012”, do Công ty cổ phần Tài Việt (Vietstock) tổ chức vào ngày 25.2.
Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng thị trường bất động sản (BĐS) trải qua 3 lần sốt giá vào năm 1991-1993, 2001-2003 và 2007-2008. Hai lần đầu sốt là do nền kinh tế chuyển đổi, giá đất tăng lên từ 5-10 lần. Lần sốt thứ 3 là do tương tác giữa thị trường chứng khoán, khi chứng khoán vỡ “bong bóng”, vốn chuyển sang BĐS. Cơn sốt lần 3 này kéo dài 1 năm và dừng lại do thị trường thiếu vốn vì cung tín dụng cho BĐS hạn chế. Thị trường BĐS hiện nay có giảm giá nhưng không có chuyện tháo hàng, sắp sập như nhiều người nhận định.
Thị trường bất động sản chờ làn sóng đầu tư mới - Ảnh: Diệp đức Minh |
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa nhận định: “Khuynh hướng thị trường BĐS Việt Nam sẽ theo các thị trường châu Á là giá có thể giảm thời gian dài nhưng ở trạng thái nghỉ ngơi chờ một làn sóng đầu tư mới. Khi các điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường BĐS sẽ nóng lên. Các ngân hàng hiện nay đang đối mặt với khó khăn về thanh khoản nên nguồn vốn cho thị trường BĐS không nhiều và lãi suất cho vay ở mức cao. Trong quý 1/2012, tình hình của các ngân hàng đã được cải thiện nhưng phải chờ đến quý 2 hoặc cuối quý 3 mới có thể giải quyết được thanh khoản. Lúc này thị trường chứng khoán, BĐS mới hồi phục”.
Mặc dù vậy, ông Đặng Hùng Võ khẳng định, ngay cả khi thị trường BĐS hồi phục không có nghĩa là những hàng tồn kho với giá cao có thể bán được. Các chính sách hiện nay đang hỗ trợ cho BĐS có giá trung bình, thấp để người có thu nhập trung bình - thấp có thể tiếp cận được, chứ không quan tâm hỗ trợ cho các BĐS cao cấp - được phân khúc là cho người giàu, đầu cơ.
Ông Nghĩa cho hay: “Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu để có thể áp dụng mô hình Ngân hàng Phát triển nhà Việt Nam và Quỹ tiết kiệm nhà ở huy động vốn từ xã hội, từ những người có nhu cầu mua nhà... 2 mô hình này sẽ giải quyết nhu cầu vốn giá rẻ (lãi suất huy động khoảng 5%/năm, lãi suất cho vay từ 6 - 7%/năm) cho người có nhu cầu mua nhà ở. Một sinh viên mới ra trường có thu nhập 5 triệu đồng/tháng, nếu tiết kiệm 3 triệu đồng/tháng thì mất khoảng 40 năm mới có thể mua được nhà. Trường hợp nhận được hỗ trợ từ phía ngân hàng phát triển nhà hoặc quỹ tiết kiệm nhà ở thì chỉ trong thời gian ngắn, sinh viên này đã có thể mua được nhà. Hai mô hình này sẽ tránh cho thị trường BĐS có sự biến động bất thường, sốt nóng”.
Thanh Xuân
Các bản tin khác
- Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê nhà ở xã hội: Sau thời gian thuê 5 năm, sẽ xem xét để gia hạn
- “Ông hoàng Resort” Bill Bensley bật mí về những công trình huyền thoại
- Tránh rủi ro khi mua nhà đã hình thành
- Đất Đà Nẵng tăng 7-8 lần từ 2012
- Sun River City - "tâm bão" của miền đất hứa
- Đà Nẵng đẹp lạ trong sương mù
- Quy định pháp luật tác động đến thị trường bất động sản 2018
- Người nước ngoài có được mua nhà phố riêng lẻ ở Việt Nam?
- Cuộc đua BĐS ‘vừa túi’ ở Đà Nẵng
- Bất động sản 2018 sẽ tăng giá đồng loạt các phân khúc?
- Nam Đà Nẵng - Bắc Hội An đón thêm 2 dự án mới
- Phó thủ tướng chỉ đạo về việc "sổ đỏ ghi tên cả nhà"
- Nghị quyết về việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở thành phố Đà Nẵng
- Đà Nẵng có cơ hội để sánh ngang Bali hay Phuket?
- Bất động sản Nam Đà Nẵng: "Cơn sốt" chưa có hồi kết
- Vấn đề bạn đọc quan tâm: Giải tỏa chợ tạm An Trung 2
- Quy định giá đất ở tái định cư tại một số khu dân cư
- Thuế bằng 0%, thị trường ô tô bùng nổ
- Tây Bắc Đà Nẵng: Sôi động những dự án động lực
- Đà Nẵng tưng bừng chào đón năm mới 2018