Đó là nhận định của tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, tại hội thảo “Cơ hội nào cho thị trường bất động sản năm 2012”, do Công ty cổ phần Tài Việt (Vietstock) tổ chức vào ngày 25.2.
Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng thị trường bất động sản (BĐS) trải qua 3 lần sốt giá vào năm 1991-1993, 2001-2003 và 2007-2008. Hai lần đầu sốt là do nền kinh tế chuyển đổi, giá đất tăng lên từ 5-10 lần. Lần sốt thứ 3 là do tương tác giữa thị trường chứng khoán, khi chứng khoán vỡ “bong bóng”, vốn chuyển sang BĐS. Cơn sốt lần 3 này kéo dài 1 năm và dừng lại do thị trường thiếu vốn vì cung tín dụng cho BĐS hạn chế. Thị trường BĐS hiện nay có giảm giá nhưng không có chuyện tháo hàng, sắp sập như nhiều người nhận định.
Thị trường bất động sản chờ làn sóng đầu tư mới - Ảnh: Diệp đức Minh |
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa nhận định: “Khuynh hướng thị trường BĐS Việt Nam sẽ theo các thị trường châu Á là giá có thể giảm thời gian dài nhưng ở trạng thái nghỉ ngơi chờ một làn sóng đầu tư mới. Khi các điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường BĐS sẽ nóng lên. Các ngân hàng hiện nay đang đối mặt với khó khăn về thanh khoản nên nguồn vốn cho thị trường BĐS không nhiều và lãi suất cho vay ở mức cao. Trong quý 1/2012, tình hình của các ngân hàng đã được cải thiện nhưng phải chờ đến quý 2 hoặc cuối quý 3 mới có thể giải quyết được thanh khoản. Lúc này thị trường chứng khoán, BĐS mới hồi phục”.
Mặc dù vậy, ông Đặng Hùng Võ khẳng định, ngay cả khi thị trường BĐS hồi phục không có nghĩa là những hàng tồn kho với giá cao có thể bán được. Các chính sách hiện nay đang hỗ trợ cho BĐS có giá trung bình, thấp để người có thu nhập trung bình - thấp có thể tiếp cận được, chứ không quan tâm hỗ trợ cho các BĐS cao cấp - được phân khúc là cho người giàu, đầu cơ.
Ông Nghĩa cho hay: “Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu để có thể áp dụng mô hình Ngân hàng Phát triển nhà Việt Nam và Quỹ tiết kiệm nhà ở huy động vốn từ xã hội, từ những người có nhu cầu mua nhà... 2 mô hình này sẽ giải quyết nhu cầu vốn giá rẻ (lãi suất huy động khoảng 5%/năm, lãi suất cho vay từ 6 - 7%/năm) cho người có nhu cầu mua nhà ở. Một sinh viên mới ra trường có thu nhập 5 triệu đồng/tháng, nếu tiết kiệm 3 triệu đồng/tháng thì mất khoảng 40 năm mới có thể mua được nhà. Trường hợp nhận được hỗ trợ từ phía ngân hàng phát triển nhà hoặc quỹ tiết kiệm nhà ở thì chỉ trong thời gian ngắn, sinh viên này đã có thể mua được nhà. Hai mô hình này sẽ tránh cho thị trường BĐS có sự biến động bất thường, sốt nóng”.
Thanh Xuân
Các bản tin khác
- Đà Nẵng quy định diện tích tối thiểu căn hộ là 45m2
- 10 dự báo giới đầu tư địa ốc không nên bỏ qua năm Đinh Dậu
- Thành lập Hiệp hội Công chứng Việt Nam
- Nhiều thủ tục đất đai được rút ngắn trong năm mới
- Săn bất động sản cho thuê - kênh đầu tư hấp dẫn trong 5 năm tới
- Cuộc chiến sống còn của bất động sản nghỉ dưỡng
- Giấc mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ
- Đẩy nhanh tiến độ, tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động và chất lượng thi công tại các công trình
- Dấu ấn 5 “ông lớn” trên thị trường bất động sản Việt Nam năm qua
- 2 kịch bản trái chiều cho thị trường địa ốc 2017
- M&A bất động sản Việt Nam hứa hẹn lập kỷ lục năm 2017
- Đi đâu, chơi gì dịp Tết?
- Thị trường địa ốc 2016: Một năm được mùa của condotel
- Địa ốc tạo sức hút từ hạ tầng giao thông
- Quận Ngũ Hành Sơn: Vận động bàn giao hơn 1.000 hồ sơ giải tỏa, đền bù
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tăng thêm
- Ra mắt Tổng công ty MBLand và hai dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại miền Trung
- Đầu tư bất động sản thương mại sẽ hồi phục trở lại vào năm 2017
- Triển khai dự án xe buýt nhanh tại Đà Nẵng
- Đất “cơi nới” trái phép vẫn có thể được cấp sổ đỏ