(PLO)-Tăng phí công chứng hợp đồng, xử lý bưu kiện không phát được, chế độ lương đối với lao động dôi dư, hướng dẫn mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, chế độ xe công... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực thi hành trong tháng 9-2015.
Quy định về sử dụng xe công
Theo Quyết định 32/2015/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 21-9, ngoài Bộ trưởng, các chức danh khác như Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ; Bí thư tỉnh ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh… cũng sẽ được sử dụng thường xuyên trong thời gian công tác 1 xe ô tô với giá mua tối đa 1,1 tỷ đồng/xe.
Ngoài ra, các chức danh Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao… được sử dụng thường xuyên 1 xe ô tô trong thời gian công tác, không hạn chế mức giá. Riêng với chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội… được sử dụng thường xuyên 1 xe ô tô không hạn chế mức giá kể cả sau khi đã nghỉ công tác. Khi người tiền nhiệm nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác mà xe ô tô đã trang bị chưa đủ điều kiện để thay thế thì người kế nhiệm tiếp tục sử dụng xe ô tô đó mà không được mua thêm xe mới.
Người lao động (NLĐ) đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của NLĐ là tối đa 5 lần lương tối thiểu. Trường hợp NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức hưởng này tối đa không quá 5 lần lương cơ sở. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động của NLĐ thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực.
Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH này có hiệu lực từ ngày 15-9, các chế độ quy định tại Thông tư được áp dụng từ ngày 1-1-2015.
Lương đối với lao động dôi dư
Khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, người lao động dôi dư sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu sớm; được hưởng trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu sớm và 1 tháng lương cơ sở cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.
Để được hưởng những quyền lợi này, người lao động phải đáp ứng các điều kiện: Được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21-4-1998 hoặc trước ngày 26-4-2002; có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; từ đủ 55 - 59 tuổi đối với nam hoặc từ đủ 50 - 54 tuổi đối với nữ. Riêng với lao động nam dôi dư trên 59 tuổi - dưới 60 tuổi, lao động nữ trên 54 tuổi - dưới 55 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi và được hưởng 0,5 tháng lương cơ sở cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội. Nghị định 63/2015/NĐ-CP; có hiệu lực từ ngày 15-9 quy định.
Xử lý bưu gửi không phát được
Từ 15-9, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phải công khai thông tin đối với bưu gửi không phát được cho người nhận và không hoàn trả cho người gửi tại bưu cục giao dịch trung tâm tỉnh, thành phố và trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp (nếu có) trong thời hạn tối thiểu 3 tháng. Sau thời hạn nêu trên, việc xử lý bưu gửi được thực hiện bởi Hội đồng xử lý bưu gửi không có người nhận. Trường hợp bưu gửi là tiền sẽ được bàn giao cho doanh nghiệp hạch toán theo quy định của pháp luật; nếu bưu gửi là vật phẩm, hàng hóa, doanh nghiệp được quyền bán, tiêu hủy, làm từ thiện hoặc xử lý theo hình thức khác.
Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC quy định về xử lý bưu gửi không có người nhận có hiệu lực từ ngày 15-9 quy định.
Từ ngày 29/9, mức phí công chứng hợp đồng ủy quyền, phí công chứng di chúc sẽ tăng từ 40.000 đồng/trường hợp lên 50.000 đồng/trường hợp; tương tự, phí công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch cũng tăng từ 20.000 đồng/trường hợp lên 25.000 đồng/trường hợp so với quy định cũ.
Ngoài ra, mức phí công chứng bản dịch là 50.000 đồng/trang đối với bản dịch thứ nhất; trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ hai trở lên thu 5.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất và trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 3.000 đồng/trang nhưng mức tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Thông tư liên tịch 115/2015/TTLT-BTC-BTP quy định.
Ngân hàng không được mua lại khoản nợ đã bán
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua nợ khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
Tổ chức tín dụng không được bán nợ cho công ty con của mình, trừ trường hợp bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng mẹ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt; và đặc biệt, không được mua lại các khoản nợ đã bán. Thông tư 09/2015/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 1-9.
Còn tiếp...
Đ.Liên
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê nhà ở xã hội: Sau thời gian thuê 5 năm, sẽ xem xét để gia hạn
- “Ông hoàng Resort” Bill Bensley bật mí về những công trình huyền thoại
- Tránh rủi ro khi mua nhà đã hình thành
- Đất Đà Nẵng tăng 7-8 lần từ 2012
- Sun River City - "tâm bão" của miền đất hứa
- Đà Nẵng đẹp lạ trong sương mù
- Quy định pháp luật tác động đến thị trường bất động sản 2018
- Người nước ngoài có được mua nhà phố riêng lẻ ở Việt Nam?
- Cuộc đua BĐS ‘vừa túi’ ở Đà Nẵng
- Bất động sản 2018 sẽ tăng giá đồng loạt các phân khúc?
- Nam Đà Nẵng - Bắc Hội An đón thêm 2 dự án mới
- Phó thủ tướng chỉ đạo về việc "sổ đỏ ghi tên cả nhà"
- Nghị quyết về việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở thành phố Đà Nẵng
- Đà Nẵng có cơ hội để sánh ngang Bali hay Phuket?
- Bất động sản Nam Đà Nẵng: "Cơn sốt" chưa có hồi kết
- Vấn đề bạn đọc quan tâm: Giải tỏa chợ tạm An Trung 2
- Quy định giá đất ở tái định cư tại một số khu dân cư
- Thuế bằng 0%, thị trường ô tô bùng nổ
- Tây Bắc Đà Nẵng: Sôi động những dự án động lực
- Đà Nẵng tưng bừng chào đón năm mới 2018