(PLO)- Bế cả cháu nội đến gặp luật sư trong buổi trợ giúp pháp lý về đất đai, vận động chính sách cấp GCN QSD đất (sổ đỏ) ngày 27-8 do Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo (HBTTP) TP. Hà Nội tổ chức, bà Nguyễn Thị Thoa (xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) nét mặt đầy lo lắng.
Nguyên do sổ đỏ của bà Thoa được cấp từ năm 1993 ghi diện tích 313m2. Tuy nhiên sau đó bà Thoa đã chuyển dịch một phần cho người khác nên diện tích hiện tại chỉ còn 285m2. Nay bà cần làm lại sổ đỏ nhưng không biết phải làm thế nào. Người hàng xóm mà bà đã chuyển dịch một phần diện tích đất không chịu ra làm chứng, vì sợ tốn nhiều tiền. Cán bộ địa chính xã thời xưa tự viết nội dung bà chuyển dịch đất cho người khác vào đằng sau giấy chứng nhận QSD đất nhưng không đóng dấu.
Luật sư Giang Hồng Thanh tư vấn rằng: bà Thoa cần phải làm thủ tục xin cấp lại sổ đỏ sớm, vì hiện bà sử dụng 285m2 đất nhưng vẫn phải đóng thuế với diện tích 313m2; thêm nữa sổ đỏ của bà hiện có có nội dung chuyển dịch ở mặt sau, không đóng dấu, nên không thể sử dụng trong giao dịch dân sự.
“Chỉ cần phối hợp với người được chuyển dịch đất, căn cứ vào tình hình thực tế và pháp luật về đất đai, việc bà được cấp lại sổ đỏ không có gì khó khăn gì”, Luật sư Thanh nói.
Trao đổi với chúng tôi, bà Thoa vui mừng vì không ngờ mọi việc có thể giải quyết đơn giản như vậy. “Có các luật sư tư vấn thế này người dân chúng tôi mới yên tâm”, bà nói.
LS Giang Hồng Thanh đang tư vấn về GCNQSDĐ cho bà Nguyễn Thị Thoa, người dân xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội
Trường hợp của bà Thoa chỉ là một trong hàng trăm người dân xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội được tư vấn trong ngày hôm nay.
Ông Nguyễn Đăng Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Cổ Loa cho biết việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đối với nhân dân xã Cổ Loa, nhất là pháp luật về đất đai là rất quan trọng. Khi người dân hiểu pháp luật sẽ giảm thiểu được tranh chấp, khiếu nại không đúng pháp luật, giúp tình hình địa phương ổn định, góp phần phát triển an sinh, kinh tế xã hội tại địa bàn.
“Những buổi tư vấn pháp luật lưu động như hôm nay nhằm mục đích đưa pháp luật về với người dân, để tránh việc người dân không được tiếp cận pháp luật trong các tranh chấp. Đồng thời, để người dân tin tưởng hơn vào pháp luật VN, tin vào nỗ lực của nhà nước và các tổ chức tuyên truyền pháp luật cho xã hội”, bà Tạ Thị Minh Lý, Chủ tịch Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo VN nói.
Ông Hoàng Văn Giang, Hội Bảo trợ tư pháp cho biết trong 6 tháng đầu năm 2015, Hội đã chỉ đạo thực hiện 6 cuộc tư vấn pháp luật lưu động miễn phí cho người dân trên địa bàn huyện Đông Anh và quận Bắc Từ Liêm; cử các luật sư là cộng tác viên tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích cho người dân về lĩnh vực đất đai trong 12 vụ việc.
CHÂN LUẬN
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Hoa mắt với cách tính lãi suất vay tiêu dùng
- Có nên mua nhà làm của để dành?
- Cuộc giằng co giữa cơ hội - rủi ro của thị trường địa ốc
- Ra mắt Trang thông tin điện tử về Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng: Hơn 54 tỷ đồng đầu tư Công viên Thanh niên
- Bất động sản: Đón dòng tiền nước ngoài, kiều hối
- Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất
- Cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà trong các dự án bị cầm sổ đỏ
- Xem xét Dự án Công viên Thanh niên
- Thủ tướng chỉ thị lập kế hoạch sử dụng đất 2016- 2020
- Chuẩn bị 98 lô đất bố trí TĐC dự án Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Học Bác thì hãy lặng lẽ hiến dâng
- Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định nhiều vấn đề trọng đại
- Hủy quyết định hỗ trợ lãi suất 10% tiền sử dụng đất
- Ai hưởng lợi khi bỏ giao dịch địa ốc qua sàn
- Giá đất Đà Nẵng tăng mạnh nhất cả nước
- Thanh khoản thị trường bất động sản tăng gấp 3 lần
- Toàn cảnh Bảng giá đất năm 2015 của cả nước
- Tháo gỡ ách tắc trong mua bán chung cư
- Doanh nghiệp bất động sản rục rịch đón khách ngoại