(PLO)- Bế cả cháu nội đến gặp luật sư trong buổi trợ giúp pháp lý về đất đai, vận động chính sách cấp GCN QSD đất (sổ đỏ) ngày 27-8 do Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo (HBTTP) TP. Hà Nội tổ chức, bà Nguyễn Thị Thoa (xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) nét mặt đầy lo lắng.
Nguyên do sổ đỏ của bà Thoa được cấp từ năm 1993 ghi diện tích 313m2. Tuy nhiên sau đó bà Thoa đã chuyển dịch một phần cho người khác nên diện tích hiện tại chỉ còn 285m2. Nay bà cần làm lại sổ đỏ nhưng không biết phải làm thế nào. Người hàng xóm mà bà đã chuyển dịch một phần diện tích đất không chịu ra làm chứng, vì sợ tốn nhiều tiền. Cán bộ địa chính xã thời xưa tự viết nội dung bà chuyển dịch đất cho người khác vào đằng sau giấy chứng nhận QSD đất nhưng không đóng dấu.
Luật sư Giang Hồng Thanh tư vấn rằng: bà Thoa cần phải làm thủ tục xin cấp lại sổ đỏ sớm, vì hiện bà sử dụng 285m2 đất nhưng vẫn phải đóng thuế với diện tích 313m2; thêm nữa sổ đỏ của bà hiện có có nội dung chuyển dịch ở mặt sau, không đóng dấu, nên không thể sử dụng trong giao dịch dân sự.
“Chỉ cần phối hợp với người được chuyển dịch đất, căn cứ vào tình hình thực tế và pháp luật về đất đai, việc bà được cấp lại sổ đỏ không có gì khó khăn gì”, Luật sư Thanh nói.
Trao đổi với chúng tôi, bà Thoa vui mừng vì không ngờ mọi việc có thể giải quyết đơn giản như vậy. “Có các luật sư tư vấn thế này người dân chúng tôi mới yên tâm”, bà nói.
LS Giang Hồng Thanh đang tư vấn về GCNQSDĐ cho bà Nguyễn Thị Thoa, người dân xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội
Trường hợp của bà Thoa chỉ là một trong hàng trăm người dân xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội được tư vấn trong ngày hôm nay.
Ông Nguyễn Đăng Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Cổ Loa cho biết việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đối với nhân dân xã Cổ Loa, nhất là pháp luật về đất đai là rất quan trọng. Khi người dân hiểu pháp luật sẽ giảm thiểu được tranh chấp, khiếu nại không đúng pháp luật, giúp tình hình địa phương ổn định, góp phần phát triển an sinh, kinh tế xã hội tại địa bàn.
“Những buổi tư vấn pháp luật lưu động như hôm nay nhằm mục đích đưa pháp luật về với người dân, để tránh việc người dân không được tiếp cận pháp luật trong các tranh chấp. Đồng thời, để người dân tin tưởng hơn vào pháp luật VN, tin vào nỗ lực của nhà nước và các tổ chức tuyên truyền pháp luật cho xã hội”, bà Tạ Thị Minh Lý, Chủ tịch Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo VN nói.
Ông Hoàng Văn Giang, Hội Bảo trợ tư pháp cho biết trong 6 tháng đầu năm 2015, Hội đã chỉ đạo thực hiện 6 cuộc tư vấn pháp luật lưu động miễn phí cho người dân trên địa bàn huyện Đông Anh và quận Bắc Từ Liêm; cử các luật sư là cộng tác viên tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích cho người dân về lĩnh vực đất đai trong 12 vụ việc.
CHÂN LUẬN
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Smart Condotel - mô hình bất động sản thông minh tại Đà Nẵng
- Đặt chỗ quyền mua Coco Riverside City với 30 triệu đồng
- Trải nghiệm tháp rơi tự do cao nhất Việt Nam tại Asia Park
- Bất động sản Đà Nẵng “trở mình” với những dự án khủng
- Mercure Bà Nà Hills French Village nhận hai giải thưởng kép tại The Guide Awards 2016
- Đà Nẵng có spa nghỉ dưỡng tốt nhất châu Á
- Dỡ bỏ rào cản tiếp cận đất đai
- Mơ về bức tranh đêm
- Chuyển dịch dòng vốn đầu tư vào Đà Nẵng
- APEC 2017: Cơ hội đầu tư bất động sản du lịch
- Những con đường "có số"
- Mua nhà đất vùng ven và những rủi ro tiềm ẩn
- Chủ trương về thu nợ tiền sử dụng đất TĐC đối với các hộ nợ 10 năm quy theo vàng 98%
- Luật Đất đai sẽ được sửa thế nào?
- Bất động sản vẫn có sức hút lớn
- Đà Nẵng: Hơn 100 lô thuộc dự án Khu đô thị sinh thái Coco River Garden giao dịch thành công
- Thị trường bất động sản: Vào mùa sôi động
- Sun Group chính thức giới thiệu dự án cao cấp cạnh Hồ Tây
- Hơn 10 tỷ đồng đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu TĐC phía Tây Trường cao đẳng Lương thực thực phẩm
- “Con đường khó” của Sun Group