(PL)- Các doanh nghiệp có ý kiến khác nhau về nỗi lo "bong bóng" bất động sản.
Thị trường bất động sản (BĐS) đang có xu hướng chuyển dịch đầu tư từ phân khúc trung cấp sang cao cấp, dẫn đến hiện tượng phát triển thị trường không đồng đều.
“Có một yếu tố đáng quan ngại là phân khúc cao cấp đang có chiều hướng phát triển rất nhiều và rất mạnh” - ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), cảnh báo.
Nở rộ phân khúc cao cấp
Thời gian qua hàng loạt dự án cao cấp được khởi công với hàng ngàn căn hộ được chào bán, tập trung ở phía đông TP (quận 2, quận 9) và phía tây sông Sài Gòn (quận 1, quận 4). Nhiều tên tuổi lớn trong phân khúc này như Đại Quang Minh, Novaland, Hưng Thịnh, Him Lam, Vingroup, Phú Mỹ Hưng, Vạn Thịnh Phát, Khang Điền.
dòng vốn FDI cũng có xu hướng chuyển dần sang phân khúc này. Chẳng hạn mới đây, đối tác Nhật đã hợp tác với Nam Long đầu tư dự án Flora Anh Đào ở quận 9 với giá bán từ 1,3 tỉ đồng/căn. sau khi được quỹ Creed Group (Nhật) đầu tư 200 triệu USD, Công ty An Gia cho biết sẽ đưa ra thị trường khoảng 10.000 căn hộ cao cấp.
Ông Bùi Cao Nhật Quân, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Novaland, cho hay công ty được rót vốn và hợp tác từ ba nhà đầu tư lớn là VinaCapital, Dragon Capital và một tập đoàn tài chính khác. Trong năm 2015 công ty sẽ tiếp tục giới thiệu ra thị trường bảy dự án mới.
Lý giải nguyên nhân, các doanh nghiệp BĐS cho rằng kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu tích cực, đồng tiền Việt Nam không bị mất giá nhiều.
Bên cạnh đó, các chính sách đầu tư thông thoáng, thanh toán linh hoạt nên các nhà đầu tư mạnh dạn đưa ra các dự án nhà ở cao cấp.
Khách hàng tìm mua căn hộ. Ảnh: QUANG HUY
Thiếu nhà bình dân
Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu thông tin phân khúc nhà ở bình dân, nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ vẫn cung không đủ cầu. Đó là những căn hộ 1-2 phòng ngủ với giá bán vừa túi tiền (trên dưới 1 tỉ đồng/căn) đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập trung bình và thấp.
Điều nghịch lý là dù phân khúc này đang thiếu nhưng lại có rất ít doanh nghiệp đầu tư. Số dự án nhà ở bình dân, nhà ở xã hội được khởi công xây dựng khiêm tốn, trong khi các dự án cao cấp rầm rộ được khởi công.
nhiều ý kiến cho rằng làm dự án giá rẻ, lợi nhuận không cao nên các chủ đầu tư không mặn mà. Ngoài ra, do trước đây làm diện tích lớn, muốn chuyển sang nhà bình dân thì phải điều chỉnh diện tích nên chưa thể làm.
Vốn đầu tư có thể “chết”?
Trước tình trạng phát triển “lệch pha”, nhiều chuyên gia đã lo ngại nguy cơ bong bóng thị trường BĐS có thể quay lại, thậm chí lo cung vượt cầu dẫn đến tồn kho BĐS cao cấp sẽ khiến doanh nghiệp “chết”.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, nhìn nhận hiện thị trường BĐS đang xuất hiện hiện tượng mất cân đối cung cầu nghiêm trọng. đặc biệt khi luật mở cửa cho phép Việt kiều, người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam, phân khúc cao cấp khá nhộn nhịp.
“nguồn cung BĐS cao cấp sắp đưa ra thị trường tăng quá nhanh, cao hơn nhiều so với nhu cầu, không phù hợp với số đông dân cư thu nhập thấp. Do đó, vốn đầu tư có thể “nằm chết” tại các dự án này nếu thị trường không đủ sức tiêu thụ lượng hàng quá lớn” - ông Nghĩa phân tích.
Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu phân tích bong bóng BĐS thường chỉ có thể xuất hiện khi hội tụ các yếu tố như: Nền kinh tế phát triển quá nóng; buông lỏng chính sách tín dụng, cấp tín dụng dễ dãi; phát triển lệch pha trên thị trường BĐS, thường xảy ra tại phân khúc cao cấp; các nhà đầu cơ găm hàng, làm giá, kích động, tạo nhiều đợt sóng đẩy giá ảo trên thị trường BĐS…
“Đối chiếu thực tế với các yếu tố nêu trên, tôi chưa thấy có nguy cơ xảy ra bong bóng BĐS trong năm 2015 và có thể cả năm 2016” - ông Châu nhận định.
Một số nhà đầu tư cho hay để tránh xảy ra bong bóng BĐS thì bên cạnh phát triển phân khúc cao cấp, họ cũng chú ý đến thị trường căn hộ phân khúc trung cấp và bình dân. Nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu lớn sẽ là cơ hội bán hàng tốt.
Vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản - Báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho hay trong tám tháng đầu năm, lĩnh vực kinh doanh BĐS tiếp tục đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, có 18 dự án đăng ký mới và bảy lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm hơn 1,8 tỉ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. - Theo Bộ Xây dựng, tính đến ngày 20-8, tổng giá trị tồn kho BĐS còn khoảng 60.299 tỉ đồng, giảm 3.444 tỉ đồng so với tháng liền kề trước đó. Tổng số hàng tồn kho tại TP Hà Nội khoảng 7.768 tỉ đồng, giảm 9.292 tỉ đồng so với quý I-2013, tương đương hơn 54%. Tồn kho tại TP.HCM còn khoảng 11.658 tỉ đồng, giảm 59% so với quý I-2013, tương đương 17.084 tỉ đồng. Thêm 60.000 căn hộ mới HoREA đưa ra dự báo nguồn cung trên thị trường BĐS TP.HCM từ nửa cuối năm 2015 và trong năm 2016 sẽ tăng mạnh, đón nhận thêm khoảng 60.000 căn hộ mới của 90 dự án hiện có và các dự án dự kiến sẽ triển khai, trong đó có rất nhiều dự án cao cấp. |
QUANG HUY
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Những công trình ấn tượng của Việt Nam nổi tiếng thế giới
- Đầu tư vào bất động sản năm 2018 lãi lớn
- Thị trường bất động sản 2019: Hướng tới nhu cầu mua để ở
- Người mua bất động sản hưởng lợi từ công nghệ 4.0
- Kinh nghiệm vay mua nhà cuối năm
- Đặt nền móng vững chắc cho đô thị Đà Nẵng
- Kịch bản nào cho bất động sản Việt Nam 2019?
- Thách thức của du lịch Đà Nẵng, nhìn từ “đỉnh ngập”
- Tổ tư vấn đưa ra 3 kịch bản dự báo kinh tế của năm 2019
- “Hiện tượng” nhà phố thương mại
- Phát huy nội lực, đưa Đà Nẵng phát triển nhanh, bền vững
- 6 câu hỏi nên đặt ra khi đầu tư căn hộ condotel
- Chợ bất động sản online ngày càng sôi động
- Bình yên Chùa Linh Ứng Sơn Trà
- Chờ thêm 2 đại gia Việt Nam được vinh danh tỷ phú USD toàn cầu
- Bất động sản Đà Nẵng: Vùng ven sẽ tăng giá sau đợt lụt trái mùa
- Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort cùng lúc đón nhận 4 giải thưởng danh giá
- Đón sóng đầu tư bất động sản cuối năm cùng chuyên gia
- Xúc tiến mở tuyến đường ven biển phía đông các khu du lịch ở Ngũ Hành Sơn
- Giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư phải công khai, minh bạch