Ngày 4-9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì cuộc họp nghe Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan báo cáo công tác rà soát quy hoạch, quỹ đất trên địa bàn quận Thanh Khê.
.
![]() |
Quận Thanh Khê - Đà Nẵng |
Hiện nay, tổng số quỹ đất tại quận Thanh Khê còn lại 268 lô, trong đó, 144 lô đã có mặt bằng; ngoài ra, quận có một lô đất lớn chưa có mặt bằng thuộc Khu D KDC Thanh Lộc Đán. Các đơn vị thống nhất đề xuất UBND thành phố cho phép để lại 20 lô chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc ghép thửa làm các công trình phúc lợi như nhà trẻ, nhà sinh hoạt cộng đồng, trạm dân phòng; 248 lô còn lại sử dụng bố trí tái định cư.
Tại khu dân cư (KDC) Huỳnh Ngọc Huệ, có 1 lô góc ngã ba hình dạng không cân đối, không thích hợp tái định cư, Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn giao Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố mục đích sử dụng lô đất một cách hợp lý, hiệu quả nhất.
Đối với lô đất đã bố trí tái định tại KDC 285 Trần Cao Vân, người dân có kiến nghị điều chỉnh ranh giới lô đất để mở thông đường kiệt. Xét thấy kiến nghị của nhân dân là có cơ sở, Phó Chủ tịch giao Viện Quy hoạch kiểm tra, đề xuất phương án điều chỉnh theo tiêu chí tạo điều kiện giao thông thuận lợi cho người dân trong khu vực dân cư đông đúc này.
Tại khu vực nhà ở và làm việc Công ty Cổ phần Tổng Công ty Miền Trung, UBND quận Thanh Khê đề xuất sử dụng 3 lô đất đã bố trí tái định cư, giáp với Trường Mầm non Hải Đường, để mở rộng trường. Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu quận tổ chức buổi làm việc với 3 hộ dân được bố trí tái định cư tại đây, trong trường hợp các hộ dân thống nhất hoán đổi thì có thể xem xét dành 3 lô đất giáp phía sau để mở rộng trường Mầm non.
Đối với một số khu vực còn nhiều vướng mắc, Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị Sở Xây dựng phối hợp với quận Thanh Khê tổ chức buổi kiểm tra thực tế tại hiện trường để Phó Chủ tịch trực tiếp nắm rõ thực trạng các khu đất, có phương án quy hoạch, xử lý hợp lý nhất. Đồng thời, giao UBND quận Thanh Khê kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm đất trái quy định, thu hồi mặt bằng, và tăng cường công tác quản lý, không để trình trạng lấn chiếm tái diễn.
Theo Cổng TTĐT TP Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn