(ĐTCK) Sau khoảng 4 năm gần như bất động, đất nền vùng ven Hà Nội đang bắt đầu có thanh khoản, giá bán tăng trở lại và được nhiều nhà đầu tư săn mua với kỳ vọng phân khúc này sớm nóng lên.
Đất sổ đỏ tại nhiều khu dân cư ngoại thành bắt đầu hút hàng
Từng là tâm điểm của cơn sốt đất tại quận Hà Đông, nhưng từ năm 2011 đến đầu năm 2015, đất nền dự án Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 Land đã mất giá khoảng 50 - 60%.
Nguyên nhân của việc đất nền Dự án Thanh Hà Cienco 5 Land giảm mạnh giá bán, ngoài sự suy thoái của thị trường địa ốc nói chung, còn do dự án dính hàng loạt tai tiếng và chậm được triển khai hạ tầng. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, khi dự án được chủ đầu tư đốc tiến độ thi công phần giao thông nội bộ, đất nền dự án này bắt đầu được nhà đầu tư chú ý.
Cụ thể, hiện giá nhiều lô đất tại dự án này thời gian qua tăng nhẹ, dù vẫn chỉ tương đương 60 - 70% giá bán thời kỳ đỉnh sốt đất 2010. Nếu khách hàng có thông tin muốn bán, sẵn sàng được nhà đầu tư mua vào để chờ cơ hội sinh lời khi thị trường đất nền đang có dấu hiệu hồi phục.
Cách Dự án Khu đô thị Thanh Hà không xa, đất nền Dự án Khu đô thị Phú Lương mới đây cũng được nhiều nhà đầu tư thu gom ở mức giá dưới 20 triệu đồng/m2 rồi bán ra với giá trên mức này một chút.
Khi đất nền Dự án Khu đô thị Phú Lương đang có dấu hiệu nóng lên, dù dự án này vẫn chưa có hạ tầng, thì sự kiện Cục Thuế Hà Nội công bố doanh nghiệp địa ốc nợ thuế cả trăm tỷ đồng, khiến cơn sốt chưa thành đã sớm hạ nhiệt. Tuy nhiên, thông tin xấu này cũng không khiến các nhà đầu tư trước đó “ôm đất” tháo chạy, mà chấp nhận găm hàng lại chờ giá lên.
Không chỉ đất nền dự án mới được săn mua chờ cơ hội sinh lời, mà đất nền trong dân (đất sổ đỏ) tại các khu vực ngoại ô cũng được nhiều nhà đầu tư và người có nhu cầu mua nhà để ở tìm kiếm.
Anh Nguyễn Văn Hào, một nhà môi giới đất nền khu vực An Khánh - An Thượng (huyện Hoài Đức) cho biết, đất nền có đầy đủ giấy tờ (có sổ đỏ) tại khu vực này đã tăng nhẹ thời gian gần đây. Dù mặt bằng giá hiện nay vẫn chỉ bằng khoảng 40% thời kỳ đỉnh sốt 2010 - 2011, nhưng thanh khoản bắt đầu tăng khá khi khu vực này đang trong tầm ngắm của không chỉ người có nhu cầu về nhà ở mà cả nhà đầu tư địa ốc.
Theo anh Hào, đất nền khu An Khánh - An Thượng bất ngờ được quan tâm vì hiện trên địa bàn, hàng loạt dự án khu đô thị cũng như chung cư giá rẻ đang được chủ đầu tư triển khai. Trong khi với căn hộ giá rẻ, khách muốn mua phải trả từ 1 tỷ đồng/căn trở lên, thì với đất nền, khách hàng chỉ cần bỏ ra 400 - 500 triệu đồng mua đất. Số tiền còn lại, khách có thể xây dựng được ngôi nhà khang trang, nên đất nền trở thành đích ngắm của nhiều người mua nhà để ở. Ngoài ra, việc đất nền dân cư khu vực An Khánh - An Thượng hiện vẫn rẻ và còn khả năng sinh lời nên gần đây, không ít nhà đầu tư có tâm lý thu gom những khu đất có vị trí tốt chờ cơ hội.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, anh Nguyễn Quang Huy, một nhà đầu tư địa ốc tại quận Hà Đông tiết lộ, thời gian qua, không chỉ những nhà đầu tư như anh có tâm lý thu mua những khu đất tốt chờ cơ hội sinh lời, mà những chủ đất hay những nhà đầu tư ôm đất trước đó cũng kỳ vọng giá đất nền còn tăng, nên không chịu bán ra những lô đất đẹp.
Anh Huy lấy dẫn chứng, rất nhiều lô đất trước đó, chủ đất vẫn tìm mọi cách chủ động tiếp cận khách hàng, thì nay, khách đến hỏi mua lại hét giá rất cao theo kiểu... “đắt bán chơi, rẻ để đấy”.
Nhận định về hiện tượng trên, nhà đầu tư này cho biết, việc Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá, Trung Quốc phá giá mạnh đồng nội tệ và TTCK trong nước có nhiều biến động thời gian gần đây có thể khiến bất động sản trở thành nơi trú ẩn an toàn của đồng vốn. Do đó, người có đất cũng không còn tâm lý bán như trước, khiến giá đất có xu hướng tăng.
Một đại diện sàn trực tuyến Nhadat24h.net cũng thừa nhận, hầu hết các rao vặt liên quan đến bán đất nền tại Hà Nội thời gian gần đây trên sàn Nhadat24h.net đều được điều chỉnh tăng giá theo tỷ giá. Trên thực tế, thanh khoản của phân khúc đất nền đang được cải thiện, bắt đầu mang lại lợi nhuận cho một bộ phận không ít nhà đầu tư. Chỉ có điều, giao dịch nhà đất phân khúc này, nhất là đất sổ đỏ luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn về pháp lý khi mỗi mảnh đất là một loại nguồn gốc, một hiện trạng giấy tờ sở hữu khác nhau.
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay