CafeLand - Hơn 1 năm qua, làn sóng người Hà Nội tham gia thị trường bất động sản Đà Nẵng không ngừng tăng, có những dự án tỉ lệ nhà đầu tư phía bắc chiếm đến hơn 50% lượng mua. Phải chăng “đội lái” này đang dần quay trở lại khu vực này và liệu hiện tượng bong bóng địa ốc có tiếp tục tái diễn hay không?
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang thu hút các nhà đầu tư đến từ Hà Nội. Ảnh: N.Phước
Liên tiếp trong 3 năm từ 2009 đến 2011, dòng tiền từ giới đầu cơ bất động sản phía Bắc liên tiếp đổ vào thị trường Đà Nẵng đã đẩy giá nhà đất lên ngất ngưỡng, có những dự án tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba gấp bốn giá chủ đầu tư đưa ra. Có những trường hợp, chỉ cần có “phiếu” là những nhà đầu tư đã nắm ngay trong tay một khoản tiền mà không cần qua giao dịch. Để rồi khi họ “rút đi”, thị trường lập tức rơi vào tàn lụi, suy thoái kéo dài...
Chiếm hơn 50% giao dịch
Theo thống kê của Công ty Đất Xanh miền Trung, tỉ lệ “người Hà Nội” quay lại các dự án bất động sản địa phương chiếm đến hơn 50% tổng số giao dịch của công ty từ đầu năm 2015 đến nay và đang tiếp tục tăng thêm.
Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, đơn vị này giao dịch khoảng 500 nền đất thì tỷ lệ người mua đến từ Hà Nội chiếm đến hơn 50% lượng giao dịch. Trong khi đó, năm 2014, tỷ lệ mua của người Hà Nội qua sàn này chỉ có khoảng 30%.
Đại diện sàn giao dịch BĐS Cường Hưng Thịnh, ông Nguyễn Xuân Hiệp cũng cho biết, từ đầu năm 2015 đến nay, lượng “người Hà Nội” quan tâm đến bất động sản Đà Nẵng tăng đột biến. “Nếu những năm trước, giới đầu tư phía Bắc vào Đà Nẵng chủ yếu gửi bán thì hiện nay, họ tăng cường mua vào”.
Dự án đất nền thu hút đã vậy, các dự án căn hộ cũng được nhiều nhà đầu tư phía Bắc quan tâm. Đơn cử ở dự án The Point, ông Matthew Powell, giám đốc Savills Hà Nội cho biết tại lễ mở bán 20 căn biệt thự giai đoạn 2 của dự án này mới đây, đã có đến 70% khách hàng là người Hà Nội.
Lý giải nguyên nhân này, giới đầu tư cho rằng, cơ bản là do tình hình bất động sản đang tốt dần nhờ các giải pháp tài chính từ các ngân hàng, trong đó nổi trội là gói 30.000 tỷ đang được đẩy mạnh giải ngân. Các thay đổi về chính sách quản lý, như Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) cũng tác động tích cực đến thị trường. Bà Đỗ Thu Hằng, trưởng bộ phận nghiên cứu Savills Hà Nội nhìn nhận, từ xu thế chung đó, thị trường bất động sản Đà Nẵng cũng “nóng lên” là dễ hiểu.
Nên mừng hay nên lo?
Tuy nhiên, nếu nhìn lại tình hình thị trường cách đây 3 năm, nhiều người sẽ phải chú ý bởi hiện tượng trồi sụt giao dịch bất động sản ở Đà Nẵng đã tương quan rất lớn với hoạt động của các nhà đầu tư phía Bắc.
Nhà môi giới CBRE từng đưa ra con số thống kê gây sửng sốt: gần 80% khách mua căn hộ và biệt thự tại Đà Nẵng đến từ Hà Nội, để rồi chỉ sau khi họ rời đi, thị trường bất động sản địa phương đã “tụt dốc không phanh”, nhiều dự án giảm giá bán tới 30 – 50% vẫn không cứu vãn được tình hình.
Bởi vậy, với sự hiện diện của các nhà đầu tư phía Bắc, thị trường địa ốc Đà Nẵng xem ra “ấm” trở lại, nhưng cũng đi kèm câu hỏi thị trường liệu có lặp lại sự vụ như trước kia không? Phân tích của các nhà môi giới cho rằng, khả năng diễn biến bất lợi về thị trường ơ quá khứ sẽ không có nhiều. Bởi cách đây 5 năm, Đà Nẵng vẫn trong giai đoạn quy hoạch, Nhà nước chưa siết chặt thị trường... Còn nay, Nhà nước đã có nhiều chính sách mới, nhiều công cụ để kiểm soát tình hình, nên có thể ngăn ngừa được tình.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng vẫn cảnh báo thị trường Đà Nẵng cần hết sức thận trọng. Căn bản đến nay, kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ về thị trường bất động sản Đà Nẵng vẫn chưa thể đặt cao hơn, vì nhu cầu vẫn chưa tăng trong khi nguồn cung đất đai vẫn còn nhiều. Diễn biến của thị trường bất động sản Việt Nam thì vẫn có sự phức tạp, trong đó vai trò của những nhà đầu tư từ 2 đầu đất nước đổ về Đà Nẵng chủ yếu vẫn chỉ là đầu tư thứ cấp “mua đi bán lại”. Cho nên, giá địa ốc có tăng lên, cũng chỉ có khoảng 40% giao dịch xảy ra là sẽ có thể chững lại. “Đừng ai ôm mộng với thị trường một cách dễ dàng, nhất là khi các nhà đầu tư dạng “cò lái” vẫn đang hiện hữu”. Một chuyên gia địa ốc phía Nam bày tỏ như vậy.
Các bản tin khác
- Những chính sách mới về đất đai có hiệu lực trong tháng 8-2014
- Tọa đàm về một số kỹ năng cần lưu ý khi giao kết, thực hiện hợp đồng
- Tăng trưởng bất động sản du lịch và cải thiện giao dịch đất nền
- 1,13 tỷ USD vốn FDI “đổ” vào bất động sản
- Mua nhà có cần chọn năm hợp tuổi?
- Bất động sản Đà Nẵng đang khởi sắc
- Mua nhà sở hữu chung: rủi ro rình rập
- Luật Đất đai mới "mở cửa" cho nhà ĐTNN tham gia vào thị trường BĐS
- Đà Nẵng khánh thành hệ thống thông tin chính quyền điện tử
- Giao dịch BĐS tiếp tục phục hồi tích cực
- Bác tin mua chung cư phải nộp tiền sử dụng đất
- Có ngoại tệ, được sử dụng như thế nào?
- Khóc ròng vì luật thay đổi
- Đất ở lâu năm nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấy
- Triển khai dịch vụ chuyển phát nhanh kết quả giải quyết thủ tục hành chính công
- Khối ngoại rót vốn vào tài chính, y tế và địa ốc
- Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng
- Họp triển khai Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
- Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời: Vấn đề chứng thực và việc lạm dụng các bản sao có chứng thực trong thực hiện thủ tục hành chính
- VinaLiving chào bán bất động sản Đà Nẵng