CafeLand - Hơn 1 năm qua, làn sóng người Hà Nội tham gia thị trường bất động sản Đà Nẵng không ngừng tăng, có những dự án tỉ lệ nhà đầu tư phía bắc chiếm đến hơn 50% lượng mua. Phải chăng “đội lái” này đang dần quay trở lại khu vực này và liệu hiện tượng bong bóng địa ốc có tiếp tục tái diễn hay không?
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang thu hút các nhà đầu tư đến từ Hà Nội. Ảnh: N.Phước
Liên tiếp trong 3 năm từ 2009 đến 2011, dòng tiền từ giới đầu cơ bất động sản phía Bắc liên tiếp đổ vào thị trường Đà Nẵng đã đẩy giá nhà đất lên ngất ngưỡng, có những dự án tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba gấp bốn giá chủ đầu tư đưa ra. Có những trường hợp, chỉ cần có “phiếu” là những nhà đầu tư đã nắm ngay trong tay một khoản tiền mà không cần qua giao dịch. Để rồi khi họ “rút đi”, thị trường lập tức rơi vào tàn lụi, suy thoái kéo dài...
Chiếm hơn 50% giao dịch
Theo thống kê của Công ty Đất Xanh miền Trung, tỉ lệ “người Hà Nội” quay lại các dự án bất động sản địa phương chiếm đến hơn 50% tổng số giao dịch của công ty từ đầu năm 2015 đến nay và đang tiếp tục tăng thêm.
Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, đơn vị này giao dịch khoảng 500 nền đất thì tỷ lệ người mua đến từ Hà Nội chiếm đến hơn 50% lượng giao dịch. Trong khi đó, năm 2014, tỷ lệ mua của người Hà Nội qua sàn này chỉ có khoảng 30%.
Đại diện sàn giao dịch BĐS Cường Hưng Thịnh, ông Nguyễn Xuân Hiệp cũng cho biết, từ đầu năm 2015 đến nay, lượng “người Hà Nội” quan tâm đến bất động sản Đà Nẵng tăng đột biến. “Nếu những năm trước, giới đầu tư phía Bắc vào Đà Nẵng chủ yếu gửi bán thì hiện nay, họ tăng cường mua vào”.
Dự án đất nền thu hút đã vậy, các dự án căn hộ cũng được nhiều nhà đầu tư phía Bắc quan tâm. Đơn cử ở dự án The Point, ông Matthew Powell, giám đốc Savills Hà Nội cho biết tại lễ mở bán 20 căn biệt thự giai đoạn 2 của dự án này mới đây, đã có đến 70% khách hàng là người Hà Nội.
Lý giải nguyên nhân này, giới đầu tư cho rằng, cơ bản là do tình hình bất động sản đang tốt dần nhờ các giải pháp tài chính từ các ngân hàng, trong đó nổi trội là gói 30.000 tỷ đang được đẩy mạnh giải ngân. Các thay đổi về chính sách quản lý, như Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) cũng tác động tích cực đến thị trường. Bà Đỗ Thu Hằng, trưởng bộ phận nghiên cứu Savills Hà Nội nhìn nhận, từ xu thế chung đó, thị trường bất động sản Đà Nẵng cũng “nóng lên” là dễ hiểu.
Nên mừng hay nên lo?
Tuy nhiên, nếu nhìn lại tình hình thị trường cách đây 3 năm, nhiều người sẽ phải chú ý bởi hiện tượng trồi sụt giao dịch bất động sản ở Đà Nẵng đã tương quan rất lớn với hoạt động của các nhà đầu tư phía Bắc.
Nhà môi giới CBRE từng đưa ra con số thống kê gây sửng sốt: gần 80% khách mua căn hộ và biệt thự tại Đà Nẵng đến từ Hà Nội, để rồi chỉ sau khi họ rời đi, thị trường bất động sản địa phương đã “tụt dốc không phanh”, nhiều dự án giảm giá bán tới 30 – 50% vẫn không cứu vãn được tình hình.
Bởi vậy, với sự hiện diện của các nhà đầu tư phía Bắc, thị trường địa ốc Đà Nẵng xem ra “ấm” trở lại, nhưng cũng đi kèm câu hỏi thị trường liệu có lặp lại sự vụ như trước kia không? Phân tích của các nhà môi giới cho rằng, khả năng diễn biến bất lợi về thị trường ơ quá khứ sẽ không có nhiều. Bởi cách đây 5 năm, Đà Nẵng vẫn trong giai đoạn quy hoạch, Nhà nước chưa siết chặt thị trường... Còn nay, Nhà nước đã có nhiều chính sách mới, nhiều công cụ để kiểm soát tình hình, nên có thể ngăn ngừa được tình.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng vẫn cảnh báo thị trường Đà Nẵng cần hết sức thận trọng. Căn bản đến nay, kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ về thị trường bất động sản Đà Nẵng vẫn chưa thể đặt cao hơn, vì nhu cầu vẫn chưa tăng trong khi nguồn cung đất đai vẫn còn nhiều. Diễn biến của thị trường bất động sản Việt Nam thì vẫn có sự phức tạp, trong đó vai trò của những nhà đầu tư từ 2 đầu đất nước đổ về Đà Nẵng chủ yếu vẫn chỉ là đầu tư thứ cấp “mua đi bán lại”. Cho nên, giá địa ốc có tăng lên, cũng chỉ có khoảng 40% giao dịch xảy ra là sẽ có thể chững lại. “Đừng ai ôm mộng với thị trường một cách dễ dàng, nhất là khi các nhà đầu tư dạng “cò lái” vẫn đang hiện hữu”. Một chuyên gia địa ốc phía Nam bày tỏ như vậy.
Các bản tin khác
- “Chiến lược đại dương xanh” đã lấn sang thị trường bất động sản
- Cuộc đối đầu kỳ thú giữa shophouse và thương mại điện tử
- Tháo gỡ vướng mắc về tách thửa đất, cấp sổ hồng
- CEO Sun Group và những câu chuyện bây giờ mới kể
- "Bom tấn" Golden Bridge khiến du khách quốc tế khao khát check-in Đà Nẵng
- Cách thức xác định đối tượng mua nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư
- Bất động sản: Thời của trải nghiệm khách hàng lên ngôi
- "Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến bất động sản Việt Nam"
- Yên bình bãi Tiên Sa
- Chờ khung pháp lý, "đứa con lai" condotel dần hạ nhiệt
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng tại quận Liên Chiểu
- Đà Nẵng: Đấu thầu dự án khu đô thị 50ha từ việc chuyển đổi KCN Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: "Sẽ không biến động lớn đến 2019"
- Đề xuất phương án thu hồi dự án sân vận động Chi Lăng
- Chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng thành đất ở đô thị: Cần đúng quy định pháp luật và phù hợp điều kiện cụ thể
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Đà Nẵng - thành phố động lực của sự phát triển
- Đấu thầu xây dựng bãi đỗ xe công cộng nhiều tầng tại 18 vị trí khu vực trung tâm thành phố
- Khai thác thị trường bất động sản công nghiệp
- Cuối năm nay sẽ có văn bản pháp lý cho condotel
- Pháp lý cho condotel chưa rõ ràng