Khi hết hạn giao mà người sử dụng đất tiếp tục có nhu cầu thì sẽ được giao tiếp, chứ không thu hồi để chia lại đất.
Đó là thông tin từ Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trước câu hỏi của báo giới liên quan đến có hay không chủ trương của Chính phủ về việc thu hồi, phân chia lại đất đai khi thời hạn giao đất (20 năm đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm và rừng sản xuất) sẽ hết hiệu lực vào năm 2013.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Luật Đất đai 2003 đã quy định rất cụ thể về thời hạn và ứng xử trong giao đất và sử dụng đất. Theo đó, khi hết thời hạn giao đất, nếu người sử dụng đất tiếp tục có nhu cầu mà trong quá trình sử dụng đất tuân thủ đúng quy định của nhà nước... sẽ được tiếp tục sử dụng đất.
Vì vậy, người phát ngôn của Chính phủ đề nghị báo chí phải thông tin để người dân hiểu đúng, đầy đủ quy định của pháp luật. “Sắp tới đây, trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai 2003, nếu cần thiết thì chắc chắn khi hết hạn giao đất, nếu người sử dụng tiếp tục có nhu cầu sẽ được giao tiếp, chứ hoàn toàn sẽ không có chuyện thu hồi để chia lại đất đai”, Bộ trưởng Đam nói.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam chủ trì buổi họp báo Chính phủ chiều 6/3.
Chính phủ sẽ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân để họ yên tâm, sao cho khi hết thời hạn giao đất họ sẽ được sử dụng tiếp.
Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, vừa qua, Chính phủ và các cơ quan quản lý cũng nắm được một số thông tin rằng, có tâm lý đến năm 2013 là hết thời hạn giao đất, một số ngân hàng đã không hiểu đúng điều này, nên đã gây khó dễ cho một số người dân khi họ thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng.
Do đó, Chính phủ sẽ chỉ đạo hệ thống ngân hàng, các bộ ngành phải hiểu đúng, đủ các quy định của pháp luật để tránh gây bất ổn trong quá trình quản lý đất đai và tránh được khó khăn cho người dân.
Trước đó, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, trong quá trình thảo luận về việc tổng kết, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chính phủ cũng đã có yêu cầu các bộ, ngành chức năng báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Luật Đất đai, trên cơ sở đó Chính phủ sẽ có kiến nghị, đề xuất lên Quốc hội, Bộ Chính trị một số sửa đổi liên quan đến đất đai để làm sao sử dụng tài nguyên này một cách có hiệu quả, đảm bảo cho người dân có đất sản xuất.
Với quan điểm cá nhân của mình, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, đến năm 2013 sẽ hết thời hạn giao đất nhưng nếu trong khi chưa có một giải pháp rõ ràng khi thời hạn giao đất đã hết thì tốt nhất nên kéo dài thời hạn giao đất, chờ đến khi luật được sửa đổi rõ ràng.
Các bản tin khác
- “Bong bóng” bất động sản: Chưa đáng lo nhưng phải đề phòng
- Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM cấp đổi chủ quyền nhà đất từ 1-7
- Hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về ĐKGDBĐ bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
- Từ 1-7, người nước ngoài được phép mua nhà ở Việt Nam: Cú hích cho thị trường "rã đông"
- Thủ tục cấp sổ đỏ khi mua đất được thừa kế
- 7 lý do nên đầu tư căn hộ hoàn thiện
- “Coi chừng bong bóng bất động sản”
- Nhà thì nhiều mà mua không dễ
- Mở cửa cho người nước ngoài mua nhà: Hàng loạt nỗi lo trước giờ G
- NHNN yêu cầu báo cáo việc từ chối cho vay gói 30.000 tỷ
- Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2015
- “Nỗi niềm” chung cư không sổ hồng
- Xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất
- Để có một sông Hàn lung linh và huyền ảo
- Đất nền vùng ven hút tiền nhàn rỗi
- Lý giải vì sao người nước ngoài vẫn ngại mua nhà tại Việt Nam
- Khách Nhật quan tâm điều gì nhất khi chọn căn hộ dịch vụ?
- Tìm "áo khoác" đẹp cho hai bờ sông Hàn
- Giao dịch bất động sản tăng mạnh
- Sông Hàn sẽ trở thành một điểm nhấn tuyệt đẹp giữa lòng thành phố