Khi hết hạn giao mà người sử dụng đất tiếp tục có nhu cầu thì sẽ được giao tiếp, chứ không thu hồi để chia lại đất.
Đó là thông tin từ Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trước câu hỏi của báo giới liên quan đến có hay không chủ trương của Chính phủ về việc thu hồi, phân chia lại đất đai khi thời hạn giao đất (20 năm đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm và rừng sản xuất) sẽ hết hiệu lực vào năm 2013.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Luật Đất đai 2003 đã quy định rất cụ thể về thời hạn và ứng xử trong giao đất và sử dụng đất. Theo đó, khi hết thời hạn giao đất, nếu người sử dụng đất tiếp tục có nhu cầu mà trong quá trình sử dụng đất tuân thủ đúng quy định của nhà nước... sẽ được tiếp tục sử dụng đất.
Vì vậy, người phát ngôn của Chính phủ đề nghị báo chí phải thông tin để người dân hiểu đúng, đầy đủ quy định của pháp luật. “Sắp tới đây, trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai 2003, nếu cần thiết thì chắc chắn khi hết hạn giao đất, nếu người sử dụng tiếp tục có nhu cầu sẽ được giao tiếp, chứ hoàn toàn sẽ không có chuyện thu hồi để chia lại đất đai”, Bộ trưởng Đam nói.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam chủ trì buổi họp báo Chính phủ chiều 6/3.
Chính phủ sẽ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân để họ yên tâm, sao cho khi hết thời hạn giao đất họ sẽ được sử dụng tiếp.
Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, vừa qua, Chính phủ và các cơ quan quản lý cũng nắm được một số thông tin rằng, có tâm lý đến năm 2013 là hết thời hạn giao đất, một số ngân hàng đã không hiểu đúng điều này, nên đã gây khó dễ cho một số người dân khi họ thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng.
Do đó, Chính phủ sẽ chỉ đạo hệ thống ngân hàng, các bộ ngành phải hiểu đúng, đủ các quy định của pháp luật để tránh gây bất ổn trong quá trình quản lý đất đai và tránh được khó khăn cho người dân.
Trước đó, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, trong quá trình thảo luận về việc tổng kết, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chính phủ cũng đã có yêu cầu các bộ, ngành chức năng báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Luật Đất đai, trên cơ sở đó Chính phủ sẽ có kiến nghị, đề xuất lên Quốc hội, Bộ Chính trị một số sửa đổi liên quan đến đất đai để làm sao sử dụng tài nguyên này một cách có hiệu quả, đảm bảo cho người dân có đất sản xuất.
Với quan điểm cá nhân của mình, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, đến năm 2013 sẽ hết thời hạn giao đất nhưng nếu trong khi chưa có một giải pháp rõ ràng khi thời hạn giao đất đã hết thì tốt nhất nên kéo dài thời hạn giao đất, chờ đến khi luật được sửa đổi rõ ràng.
Các bản tin khác
- WB ủng hộ triển khai dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Sớm chốt phương án triển khai di dời ga đường sắt
- Đà Nẵng định xây hầm vượt sông Hàn hơn 4000 tỷ theo hợp đồng BT
- Nhà đầu tư săn lùng đất nền Nam Hòa Xuân
- Đà Nẵng: Xuất hiện cơn sốt đất nền Khu đô thị sinh thái Nam Hòa Xuân
- Việt kiều mua nhà cần giấy tờ gì?
- Mua nhà được cam kết lợi nhuận: Hợp đồng phải chặt
- Vì sao người nước ngoài vẫn ngại mua nhà tại Việt Nam?
- Sốt dự án đô thị sinh thái tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng sắp xây hầm 4.000 tỷ qua sông Hàn
- Nhiều đại gia ngoài ngành bất ngờ lấn sân sang bất động sản
- Nhiều kẽ hở khiến người mua nhà thua thiệt
- Ô tô nhỏ sắp tràn vào VN
- Người mua nhà chịu thiệt vì nhiều “lỗ hổng” pháp luật
- Gần 230 tỷ đồng đầu tư xây dựng Nút giao khác mức Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương
- Môi giới bất động sản chuẩn bị dồn về Đà Nẵng
- Đua nhau làm dự án đổi lấy đất
- Loạt thương vụ chuyển nhượng cao ốc đốt nóng thị trường năm 2016
- Việt kiều đổ vốn vào bất động sản nghỉ dưỡng
- Căn hộ nghỉ dưỡng F.Home chào sàn Sài Gòn