CafeLand - Diễn đàn đầu tư toàn cầu Việt Nam (Vietnam Global Investment Forum) tổ chức sáng 30/9 tại Hà Nội đã ghi nhận nhiều ý kiến đáng chú ý của các nhà lãnh đạo và nhà đầu tư bất động sản hàng đầu trên thị trường hiện nay.
Cầu đang mạnh dần
Tổng giám đốc Indochina Land, ông Peter R Ryder bắt đầu bài trình bày của mình bằng một câu chuyện khá thú vị. Tuần trước, tại resort Nam Hải, ông đã dự một hội nghị của các nhà đầu tư tư nhân với chủ đề đầu tư vào các nước ASEAN.
Bất ngờ ở chỗ hội nghị dài 6 giờ đồng hồ thì cuối cùng, phần trình bày và thảo luận về Việt Nam đã chiếm 5 tiếng rưỡi. “Đây là một chỉ dấu cho thấy Việt Nam đang trở nên đáng chú ý như thế nào trong con mắt của nhà đầu tư”, ông Peter Ryder nói.
Tuy nhiên, vị doanh nhân dạn dày kinh nghiệm, từng vào Việt Nam từ năm 1992 này cho rằng ngay cả khi triển vọng chung của nền kinh tế cũng như của riêng thị trường bất động sản là sáng sủa, cũng vẫn nên có cái nhìn thận trọng.
Ông cho rằng từ đầu năm đến nay, thị trường đã ấm lại đáng kể với việc bùng nổ số lượng dự án được công bố cũng như số lượng căn hộ được bán ra, tuy nhiên các nhà đầu tư cần có cái nhìn dài hạn vì có thể sự sôi động chỉ là trong ngắn hạn.
“Thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay có nhiều điểm giống Singapore trong thập kỷ 80, khi đó có nhiều diễn biến lên xuống trước khi đạt được sự phát triển ổn định như hiện nay. Nhà đầu tư cần nhìn về tiềm năng dài hạn của thị trường và không nên kỳ vọng rằng sẽ thành công ngay trong ngắn hạn”, ông phân tích.
Tổng giám đốc của VinaCapital, ông Don Lam thì cho biết hồi bất động sản sốt, nhiều người quen vẫn thường hỏi ý kiến ông mỗi khi định mua bất động sản. Sau một thời gian trầm lắng, gần đây những người ông quen lại bắt đầu hỏi ông xem là đã đến lúc để mua căn hộ hay chưa.
“Hệt như giai đoạn trước, khi thị trường bùng nổ”, ông nhận xét, nhấn mạnh rằng thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng và đang đứng trước cơ hội tốt.
Có lo ngại bong bóng?
Có hay không nguy cơ bong bóng đối với thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian tới là một chủ đề được nhiều đại biểu của Diễn đàn quan tâm.
Theo ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thì sau một thời gian trầm lắng, giờ đây thị trường bất động sản đã có sự ổn định trở lại, thời gian gần đây đã có sự hồi phục nhất định nhưng chưa phải lúc nói đến vấn đề bong bóng bất động sản.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết trong báo cáo gửi đến phiên họp thường kỳ tháng 9 của Chính phủ, bộ này đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể của thị trường bất động sản trong thời gian qua, tuy nhiên các cơ quan chức năng sẽ có những giải pháp để ngăn chặn tình trạng bong bóng.
Hai vị đại diện cho phía các cơ quan chính phủ cũng cho rằng môi trường chính sách đã và đang có những thay đổi đáng kể để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài, vào thị trường này. Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, chính sách của Việt Nam đối với bất động sản “đã mở nhiều cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng chắc chắn còn mở hơn nữa”. “Chính phủ đang xem xét việc cho phép nhà đầu tư mua bán bất động sản tự do hơn trên tinh thần không phân biệt nhà đầu tư trong ngoài nước”. ông nói.
Trong khi đó, ông Vũ Văn Phấn cho biết sau khi ký ban hành Nghị định số 76/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản, Chính phủ cũng sẽ tiếp tục ban hành các văn bản khác hướng dẫn luật này và Luật Đất đai, nhằm đảm bảo sớm áp dụng vào thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
“Tinh thần chung của các văn bản này là rất mở đối với cả các chủ đầu tư nước ngoài lẫn khách hàng mua nhà người nước ngoài”, ông Phấn khẳng định.
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn