Việc hoàn tất đàm phán TPP được kỳ vọng mở ra một chu kỳ tăng trưởng mới cho bất động sản Việt Nam...
Một mặt bằng giá mới trên thị trường bất động sản theo hướng có lợi cho người mua đang được dự báo là có cơ sở sau khi TPP hoàn tất đàm phán.
Giới đầu tư bất động sản trong nước đang đặt nhiều kỳ vọng vào sự bứt phá của thị trường, ngay sau khi thông tin về đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc hôm 5/10 vừa qua.
“Chắc chắn sẽ có một bước ngoặt về thanh khoản” là nhận định của hầu hết các chủ đầu tư cũng như các đơn vị phân phối bất động sản tại Hà Nội khi được hỏi về ảnh hưởng của việc hoàn tất đàm phán TPP, mà Việt Nam là một trong 12 nước tham gia hiệp định.
Cơ hội cho địa ốc
Cũng tương tự như việc Quốc hội thông qua Luật Nhà ở với điều khoản cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam từ 1/7/2015, thông tin 12 nước kết thúc đàm phán TPP được giới đầu tư bất động sản trong nước đón nhận như một tin vui.
Bởi, đơn giản, khi hiệp định được ký kết và thông qua, hàng loạt các điều khoản vốn được xem là rào cản trước đây về thủ tục, hồ sơ cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng như những nhà đầu tư bất động sản ngoại quốc sẽ trở nên thông thoáng hơn rất nhiều.
Việt Nam sẽ phải cắt giảm hoặc huỷ bỏ hoàn toàn không ít các quy định đối với 11 đối tác còn lại, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, công dân các nước được thuận lợi trong kinh doanh, mua bán.
Riêng với bất động sản, so với các quốc gia phát triển trong khu vực, giá nhà tại Việt Nam vẫn được đánh giá là “khá mềm” nếu so với GDP và mặt bằng thu nhập của các nước đó.
Chính vì vậy, cùng với việc cho luật phép người nước ngoài mua nhà, một sự tăng tốc về nhu cầu nhà ở, bao gồm cả mua để đầu tư, đầu cơ được dự báo chỉ là vấn đề thời gian.
Là đơn vị có 1.500 giao dịch thành công trong 9 tháng đầu năm, bà Võ Thị Dịu Hiền, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) cho rằng, việc đàm phán thành công TPP được kỳ vọng sẽ tiếp tục mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp địa ốc nói chung và Sacomreal nói riêng trong thời gian tới.
“Để đón đầu những cơ hội TPP mang đến, cuối năm nay, Sacomreal sẽ cùng lúc tung ra hơn 10 dự án quy mô lớn, như dự án đất nền và căn hộ Jamona Riverside (quận 7), dự án căn hộ tầm trung Carillon 3, 4, 5, 6 tập trung tại quận Tân Bình và Tân Phú, dự án căn hộ cao cấp Charmington (quận 5) và 181 Cao Thắng (quận 3)... Tuần này, công ty sẽ tiếp tục tung ra thị trường 200 căn hộ cuối cùng của dự án Jamona Apartment (quận 7)”, bà Hiền nói.
Theo ông Tạ Phúc Hải, giám đốc sàn bất động sản Hoàng Vương, đơn vị phân phối độc quyền dự án Hanoi Landmark51 (toạ lạc tại phố Vạn Phúc, Hà Đông) cho biết, sau khi có thông tin đàm phán TPP kết thúc thì lượng đăng ký đặt mua căn hộ trong hai ngày vừa qua đã tăng rõ rệt.
Chính vì vậy, chủ đầu tư dự án Hanoi Landmark51 đang gấp rút thi công vượt tiến độ và tiếp tục chuẩn bị mở bán các căn hộ đợt 2 để đón xu hướng đầu tư mới.
Người mua cũng được lợi
Theo lẽ thường, khi nhu cầu một mặt hàng tăng lên hoặc được dự báo tăng lên thì giá bán cũng rậm rịch tỷ lệ thuận. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, quy luật này dường như không đúng với thị trường địa ốc.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Phú Quý Land, việc đàm phán TPP hoàn tất chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho thị trường bất động sản trong nước, đặc biệt là người mua nhà.
Bởi lẽ, ngay từ đầu năm, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản đã tăng mạnh. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư ngoại đã đón đầu xu hướng và dự báo được TPP sẽ kết thúc ngay trong năm nay.
“Qua làm việc với các đối tác ngoại, tôi thấy các nhà đầu tư bất động sản Singapore vào Việt Nam rất nhiều trong thời gian gần đây. Họ mang vào Việt Nam từ tư duy kinh doanh, đến thiết kế, kiến trúc, công nghệ, vật liệu… tân tiến. Chính những yếu tố đó đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân hiện nay là có nhà ở tầm trung về giá nhưng chất lượng vẫn đạt chuẩn quốc tế”, ông Hà Nói.
Tuy nhiên, theo ông Hà, các nhà đầu tư vào Việt Nam hiện vẫn ngại các vấn đề về thủ tục, pháp lý, nên phần đa vẫn là liên danh, liên kết với doanh nghiệp trong nước.
Riêng về thị trường đầu ra, chuyên gia này cho rằng, cùng với sự tăng lên về nguồn cung nhưng với sự tối ưu hoá về các yếu tố đầu vào, chắc chắn giá nhà sẽ có xu hướng phù hợp hơn với túi tiền của người dân.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trong lần chia sẻ mới đây với VnEconomy về thị trường bất động sản cũng nhìn nhận, về cơ bản, thời gian tới người dân sẽ được hưởng lợi nhiều về giá nhà, vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới, qua đó giá thành và giá bán sẽ được giảm đáng kể.
Riêng đối với xu hướng nhà đầu tư và khách hàng ngoại vào Việt Nam khi các hiệp định đối tác, hợp tác, trong đó có TPP được thông qua, Bộ trưởng Dũng nhìn nhận sẽ “tác động rất tốt” đến thị trường bất động sản trong nước.
“Giá đất Việt Nam không quá đắt, giá nhà cũng vậy, chắc chắn khách hàng nước ngoài sẽ tìm hiểu, mua bán, qua đó kích thích thị trường phát triển ngày một ổn định và vững chắc hơn”, Bộ trưởng Dũng nói.
“Chắc chắn sẽ có một bước ngoặt về thanh khoản” là nhận định của hầu hết các chủ đầu tư cũng như các đơn vị phân phối bất động sản tại Hà Nội khi được hỏi về ảnh hưởng của việc hoàn tất đàm phán TPP, mà Việt Nam là một trong 12 nước tham gia hiệp định.
Cơ hội cho địa ốc
Cũng tương tự như việc Quốc hội thông qua Luật Nhà ở với điều khoản cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam từ 1/7/2015, thông tin 12 nước kết thúc đàm phán TPP được giới đầu tư bất động sản trong nước đón nhận như một tin vui.
Bởi, đơn giản, khi hiệp định được ký kết và thông qua, hàng loạt các điều khoản vốn được xem là rào cản trước đây về thủ tục, hồ sơ cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng như những nhà đầu tư bất động sản ngoại quốc sẽ trở nên thông thoáng hơn rất nhiều.
Việt Nam sẽ phải cắt giảm hoặc huỷ bỏ hoàn toàn không ít các quy định đối với 11 đối tác còn lại, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, công dân các nước được thuận lợi trong kinh doanh, mua bán.
Riêng với bất động sản, so với các quốc gia phát triển trong khu vực, giá nhà tại Việt Nam vẫn được đánh giá là “khá mềm” nếu so với GDP và mặt bằng thu nhập của các nước đó.
Chính vì vậy, cùng với việc cho luật phép người nước ngoài mua nhà, một sự tăng tốc về nhu cầu nhà ở, bao gồm cả mua để đầu tư, đầu cơ được dự báo chỉ là vấn đề thời gian.
Là đơn vị có 1.500 giao dịch thành công trong 9 tháng đầu năm, bà Võ Thị Dịu Hiền, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) cho rằng, việc đàm phán thành công TPP được kỳ vọng sẽ tiếp tục mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp địa ốc nói chung và Sacomreal nói riêng trong thời gian tới.
“Để đón đầu những cơ hội TPP mang đến, cuối năm nay, Sacomreal sẽ cùng lúc tung ra hơn 10 dự án quy mô lớn, như dự án đất nền và căn hộ Jamona Riverside (quận 7), dự án căn hộ tầm trung Carillon 3, 4, 5, 6 tập trung tại quận Tân Bình và Tân Phú, dự án căn hộ cao cấp Charmington (quận 5) và 181 Cao Thắng (quận 3)... Tuần này, công ty sẽ tiếp tục tung ra thị trường 200 căn hộ cuối cùng của dự án Jamona Apartment (quận 7)”, bà Hiền nói.
Theo ông Tạ Phúc Hải, giám đốc sàn bất động sản Hoàng Vương, đơn vị phân phối độc quyền dự án Hanoi Landmark51 (toạ lạc tại phố Vạn Phúc, Hà Đông) cho biết, sau khi có thông tin đàm phán TPP kết thúc thì lượng đăng ký đặt mua căn hộ trong hai ngày vừa qua đã tăng rõ rệt.
Chính vì vậy, chủ đầu tư dự án Hanoi Landmark51 đang gấp rút thi công vượt tiến độ và tiếp tục chuẩn bị mở bán các căn hộ đợt 2 để đón xu hướng đầu tư mới.
Người mua cũng được lợi
Theo lẽ thường, khi nhu cầu một mặt hàng tăng lên hoặc được dự báo tăng lên thì giá bán cũng rậm rịch tỷ lệ thuận. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, quy luật này dường như không đúng với thị trường địa ốc.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Phú Quý Land, việc đàm phán TPP hoàn tất chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho thị trường bất động sản trong nước, đặc biệt là người mua nhà.
Bởi lẽ, ngay từ đầu năm, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản đã tăng mạnh. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư ngoại đã đón đầu xu hướng và dự báo được TPP sẽ kết thúc ngay trong năm nay.
“Qua làm việc với các đối tác ngoại, tôi thấy các nhà đầu tư bất động sản Singapore vào Việt Nam rất nhiều trong thời gian gần đây. Họ mang vào Việt Nam từ tư duy kinh doanh, đến thiết kế, kiến trúc, công nghệ, vật liệu… tân tiến. Chính những yếu tố đó đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân hiện nay là có nhà ở tầm trung về giá nhưng chất lượng vẫn đạt chuẩn quốc tế”, ông Hà Nói.
Tuy nhiên, theo ông Hà, các nhà đầu tư vào Việt Nam hiện vẫn ngại các vấn đề về thủ tục, pháp lý, nên phần đa vẫn là liên danh, liên kết với doanh nghiệp trong nước.
Riêng về thị trường đầu ra, chuyên gia này cho rằng, cùng với sự tăng lên về nguồn cung nhưng với sự tối ưu hoá về các yếu tố đầu vào, chắc chắn giá nhà sẽ có xu hướng phù hợp hơn với túi tiền của người dân.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trong lần chia sẻ mới đây với VnEconomy về thị trường bất động sản cũng nhìn nhận, về cơ bản, thời gian tới người dân sẽ được hưởng lợi nhiều về giá nhà, vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới, qua đó giá thành và giá bán sẽ được giảm đáng kể.
Riêng đối với xu hướng nhà đầu tư và khách hàng ngoại vào Việt Nam khi các hiệp định đối tác, hợp tác, trong đó có TPP được thông qua, Bộ trưởng Dũng nhìn nhận sẽ “tác động rất tốt” đến thị trường bất động sản trong nước.
“Giá đất Việt Nam không quá đắt, giá nhà cũng vậy, chắc chắn khách hàng nước ngoài sẽ tìm hiểu, mua bán, qua đó kích thích thị trường phát triển ngày một ổn định và vững chắc hơn”, Bộ trưởng Dũng nói.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Bất động sản 2019 “xuôi ngược” về đâu?
- Công viên 29-3 - không gian xanh giữa lòng thành phố
- Phải có câu trả lời hết sức khoa học, khách quan
- Trao giải cuộc thi thiết kế cảnh quan và mẫu biệt thự dự án Golden Hills City
- Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2018
- Đà Nẵng rực rỡ qua cuộc thi ảnh "Tuyệt vời Đà Nẵng ơi"
- Những điều cần biết về phong thủy khi tìm hiểu một dự án bất động sản
- Đẩy mạnh giải ngân các dự án, công trình trọng điểm
- Góp ý việc chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng tại Dự án Golden Hills City
- Đà Nẵng đề xuất nộp 1.251 tỷ đồng để giữ lại sân vận động Chi Lăng
- Đà Nẵng xem xét tổ chức đấu giá lại các “khu đất vàng”
- Hạ tầng sẽ quyết định đến đô thị hóa bền vững
- Kêu gọi đầu tư tuyến tàu điện 15.000 tỉ đồng nối Đà Nẵng với Hội An
- Đà Nẵng kêu gọi đầu tư vào 7 dự án chiến lược
- Phân khúc nào khuấy động thị trường cuối năm?
- Báo Mỹ 'sững sờ' trước nhà nghỉ độc, lạ tại Đà Nẵng
- Khởi động cuộc bình chọn “Dự án dẫn đầu xu thế”
- Bất ngờ với sự xuất hiện của một dàn sao đình đám tại Cầu Vàng
- Đà Nẵng nghiêm cấm mở bán nhà ở khi chưa đủ điều kiện
- Nhiều đại gia đổ vốn vào dự án condotel