CafeLand - Nếu so sánh thì Việt Nam đang trở thành địa điểm hấp dẫn đối với vốn đầu tư nước ngoài trong trung hạn hơn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, theo Jones Lang Lasalle Việt Nam (JLL).
Ảnh minh họa.
Dẫn số liệu từ tổ chức Real Capital Analytics (RCA), JLL cho biết, các quỹ đầu tư tư nhân nước ngoài đang phân bổ nguồn vốn sang Việt Nam nhằm cố gắng tăng sự hiện diện trên thị trường Việt Nam.
Trong quý 2/2015, một liên doanh con của Warburg Pincus, quỹ đầu tư từ Mỹ, đã đầu tư thêm 100 triệu đô vào Vincom Retail, nhà sở hữu và vận hành trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam. Cũng trong quý này, Gaw Capital Partners cùng với đối tác trong nước, NP Capital, đã nhận chuyển nhượng bốn dự án bất động sản thuộc nhiều phân khúc khác nhau từ Indochina Land với tổng giá trị 106 triệu USD. Gamuda Land cũng đã nhận chuyển nhượng 40% cổ phần (tương đương 64,1 triệu USD) trong dự án Celadon City, một khu đô thị hiện đại được đầu tư ban đầu bởi một công ty liên doanh giữa Sacomreal, Thành Thành Công (TTC) và An Phú Gia.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 11 tỷ USD nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong tám tháng đầu năm 2015. Thông tin từ RCA ghi nhận có 763 triệu USD cho riêng lĩnh vực bất động sản trong khoảng thời gian này.
Việt Nam đang là lựa chọn ưa thích của các nhà đầu tư Singapore. Một số tập đoàn lớn như Mapletree, CapitaLand đã tham gia vào thị trường Việt Nam khá lâu và gần đây vẫn đang tiếp tục phát triển dự án.
Trong đó, CapitaLand chuẩn bị xây dựng dự án thứ bảy về đầu tư nhà ở tại Việt Nam, với niềm tin rằng tăng trưởng kinh tế và sự đô thị hóa tại Việt Nam sẽ thúc đẩy nhu cầu bất động sản trong nước. Thương hiệu kinh doanh căn hộ dịch vụ của CapitaLand là Ascott, cũng đã xâm nhập vào Việt Nam với hợp đồng quản lý dự án Citadines Central tại Bình Dương trong quý 3/2015. Keppel Land cũng tăng cường hoạt động đầu tư khi thị trường đang có dấu hiệu hồi phục, với việc phát triển dự án Sài Gòn Centre giai đoạn 2 và Estella giai đoạn 2 & 3.
Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư ngoại và một số lượng lớn các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Philippines and Indonesia đang tích cực tìm kiếm để sở hữu một phần của chiếc bánh bất động sản Việt Nam. Với sự quan tâm đáng kể của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, JLL kỳ vọng năm 2016 sẽ là một năm ngập tràn các hoạt động mua bán và sáp nhập.
Các bản tin khác
- Bổ sung đối tượng mua nhà được vay vốn ưu đãi
- Mở bán những căn hộ cuối tại Hyatt Regency Danang Residences
- Gia hạn thời gian sử dụng tòa nhà Siêu thị Đà Nẵng cũ thêm 3 năm
- Khởi công xây dựng Khu phố chuyên doanh đường Lê Duẩn
- Bộ Tư pháp hướng dẫn việc xác định có quốc tịch Việt Nam
- Khung giá đất ở tăng lên 162 triệu đồng/m2 theo dự thảo nghị định
- VIB cho vay mua ôtô với lãi suất ưu đãi 7,99%/năm
- Ngành Xây dựng Đà Nẵng: Tập trung cao độ cho công tác quy hoạch phát triển
- Nhà cho người nước ngoài: Mở cả sở hữu và kinh doanh?
- Doanh nghiệp xây dựng được bảo lãnh vay vốn
- Nhà đất bất ngờ bán chạy trong tháng Ngâu
- Thị trường bất động sản vẫn nhiều rủi ro
- Thị trường nhà chung cư tiếp tục vắng khách
- Cho vay tiêu dùng: Bánh ngon, nhưng dễ nghẹn
- Khi tiêu chuẩn đáng sống trở thành động lực phát triển
- Họp Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (sửa đổi)
- Không giao dự án mới cho chủ đầu tư nợ sổ đỏ
- Tọa đàm góp ý dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn một số vấn đề về thế chấp và giải quyết tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
- 21 tỷ USD quy mô thị trường bất động sản Việt
- Ai cũng có quyền biết thông tin quy hoạch