(PL)- Tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ lạm phát.
Đây là cảnh báo được TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, công bố trong Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III-2015 ngày 19-10.
Theo ông Thành, nền kinh tế Việt Nam đang có những dấu hiệu hồi phục tích cực, đặc biệt việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại khác sẽ tạo ra những cơ hội mới cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những rủi ro tiềm ẩn trong khu vực tài chính và các thị trường tài sản.
Từ đó, VEPR đề xuất chính sách tiền tệ cần thận trọng hơn, kiểm soát chặt chẽ cung tiền phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP. “Cơ chế tỉ giá hiện không phù hợp với hoàn cảnh mới của kinh tế trong nước cũng như thế giới. Cơ chế tỉ giá điều chỉnh thiếu linh hoạt không có khả năng bảo vệ ổn định vĩ mô nội tại và khu vực sản xuất trong nước; đặc biệt trong trường hợp dòng vốn nóng chảy vào Việt Nam sau Hiệp định TPP như trường hợp gia nhập WTO năm 2007. Ngoài ra, thị trường tài chính thế giới có thể sẽ chứng kiến những cú sốc lớn khi Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác đang điều chỉnh mạnh mẽ” - báo cáo của VEPR nhận định.
VEPR cũng cho rằng thị trường tài chính đã ổn định, cần để lãi suất xác định theo tương quan thị trường. Việc duy trì trần lãi suất tiết kiệm dưới sáu tháng (5,5%/năm) dẫn đến khó khăn trong việc thu hút tiền gửi của các ngân hàng thương mại, đồng thời làm gia tăng tiêu dùng và đẩy dòng vốn tiết kiệm vào các thị trường tài sản có mức sinh lời kỳ vọng cao hơn. Điều này có thể là nguyên nhân gây mất cân bằng trên thị trường vốn.
Bên cạnh đó, VEPR cũng cảnh báo cơ quan điều hành cần thận trọng với tăng trưởng của thị trường bất động sản và ngăn ngừa hình thành bong bóng bất động sản có tính chu kỳ. “Tín dụng cho bất động sản đang có xu hướng tăng cao, các giao dịch đang tập trung chủ yếu ở phân khúc cao cấp và mặt bằng giá có xu hướng tăng gây lo ngại về sự phát triển bền vững của thị trường. Khi thị trường đã phục hồi, cần điều chỉnh lại chủ trương khuyến khích cho vay bất động sản” - VEPR nhấn mạnh.
TRÀ PHƯƠNG
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Người Việt khắp thế giới phản đối Trung Quốc
- Kiến nghị phát triển thị trường mới nhất của Bộ Xây dựng
- Chen lấn đặt tiền mua căn hộ rẻ nhất Hà Nội
- Quỹ đầu tư phát triển TP và Cơ quan Phát triển Cộng hòa Pháp thăm mô hình đầu tư xây dựng Thương Xá cửa Nam chợ Hàn
- Hơn 330 dự án bất động sản tại Hà Nội có dấu hiệu vi phạm
- Dự án Nút giao thông ngã ba Huế: Bổ sung thêm 350 tỷ đồng điều chỉnh thiết kế có nhịp cầu dây văng
- Hàng tỉ USD chờ 'bơm' vào bất động sản
- Lãi suất tiếp tục giảm, tín dụng xu hướng tăng
- Kinh doanh bất động sản phải có vốn 50 tỷ đồng
- Bất động sản hút mạnh vốn ngoại
- Cho phép dùng CMND cắt góc để chứng thực
- Giải “băng” vốn BĐS và xử lý nợ xấu trong nền kinh tế
- Không được mua quá 30% căn hộ trong một chung cư?
- Đà Nẵng hỗ trợ lãi suất đối với dân nợ tiền đất
- Tránh "bẫy" khi mua đất nền
- Mua xe cũ nên nhớ
- Cơ hội trải nghiệm không gian sống hiện đại tại Đà Nẵng
- 3 đối tượng được gia hạn nộp tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Không nhận bản sao y quá 6 tháng
- Khi xe nhập tràn về…