(PL)- Tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ lạm phát.
Đây là cảnh báo được TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, công bố trong Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III-2015 ngày 19-10.
Theo ông Thành, nền kinh tế Việt Nam đang có những dấu hiệu hồi phục tích cực, đặc biệt việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại khác sẽ tạo ra những cơ hội mới cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những rủi ro tiềm ẩn trong khu vực tài chính và các thị trường tài sản.
Từ đó, VEPR đề xuất chính sách tiền tệ cần thận trọng hơn, kiểm soát chặt chẽ cung tiền phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP. “Cơ chế tỉ giá hiện không phù hợp với hoàn cảnh mới của kinh tế trong nước cũng như thế giới. Cơ chế tỉ giá điều chỉnh thiếu linh hoạt không có khả năng bảo vệ ổn định vĩ mô nội tại và khu vực sản xuất trong nước; đặc biệt trong trường hợp dòng vốn nóng chảy vào Việt Nam sau Hiệp định TPP như trường hợp gia nhập WTO năm 2007. Ngoài ra, thị trường tài chính thế giới có thể sẽ chứng kiến những cú sốc lớn khi Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác đang điều chỉnh mạnh mẽ” - báo cáo của VEPR nhận định.
VEPR cũng cho rằng thị trường tài chính đã ổn định, cần để lãi suất xác định theo tương quan thị trường. Việc duy trì trần lãi suất tiết kiệm dưới sáu tháng (5,5%/năm) dẫn đến khó khăn trong việc thu hút tiền gửi của các ngân hàng thương mại, đồng thời làm gia tăng tiêu dùng và đẩy dòng vốn tiết kiệm vào các thị trường tài sản có mức sinh lời kỳ vọng cao hơn. Điều này có thể là nguyên nhân gây mất cân bằng trên thị trường vốn.
Bên cạnh đó, VEPR cũng cảnh báo cơ quan điều hành cần thận trọng với tăng trưởng của thị trường bất động sản và ngăn ngừa hình thành bong bóng bất động sản có tính chu kỳ. “Tín dụng cho bất động sản đang có xu hướng tăng cao, các giao dịch đang tập trung chủ yếu ở phân khúc cao cấp và mặt bằng giá có xu hướng tăng gây lo ngại về sự phát triển bền vững của thị trường. Khi thị trường đã phục hồi, cần điều chỉnh lại chủ trương khuyến khích cho vay bất động sản” - VEPR nhấn mạnh.
TRÀ PHƯƠNG
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Sẽ kiến nghị Thủ tướng bỏ thông tư 16 của Bộ Xây dựng
- Ghế sếp ngân hàng lớn nào “nóng” nhất?
- Thị trường bất động sản "ấm" lên
- Đề nghị tăng thời gian cho người mua nhà ở xã hội vay vốn ưu đãi từ 10 năm lên 15 năm
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Bất ngờ!
- Cấp GCN quyền sử dụng đất các dự án TĐC phục vụ giải toả Nút giao thông khác mức ngã ba Huế
- Đà Nẵng sẽ có thêm hai quận mới
- Sẽ thêm quyền cho công chứng viên
- Bí thư Thành uỷ Trần Thọ: Chúng ta phải biết nâng niu, trân trọng doanh nghiệp
- Gói 30.000 tỷ: Còn cách nào ngoài “leo cột mỡ”?
- Khác biệt giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
- Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt trao quà tết cho người nghèo
- "Bông Hồng xứ Quảng" trên Báo Công an thành phố Đà Nẵng số Xuân
- 2014, bất động sản hồi sinh?
- Thành lập Ban Chỉ đạo "Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014"
- Giới kinh doanh nhà đất buồn vui lẫn lộn
- Năm 2014, vốn ngoại sẽ chảy mạnh vào bất động sản
- Bất động sản lạc quan thận trọng
- “Nới” quy định về cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ
- Nâng cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp