(PL)- Tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ lạm phát.
Đây là cảnh báo được TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, công bố trong Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III-2015 ngày 19-10.
Theo ông Thành, nền kinh tế Việt Nam đang có những dấu hiệu hồi phục tích cực, đặc biệt việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại khác sẽ tạo ra những cơ hội mới cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những rủi ro tiềm ẩn trong khu vực tài chính và các thị trường tài sản.
Từ đó, VEPR đề xuất chính sách tiền tệ cần thận trọng hơn, kiểm soát chặt chẽ cung tiền phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP. “Cơ chế tỉ giá hiện không phù hợp với hoàn cảnh mới của kinh tế trong nước cũng như thế giới. Cơ chế tỉ giá điều chỉnh thiếu linh hoạt không có khả năng bảo vệ ổn định vĩ mô nội tại và khu vực sản xuất trong nước; đặc biệt trong trường hợp dòng vốn nóng chảy vào Việt Nam sau Hiệp định TPP như trường hợp gia nhập WTO năm 2007. Ngoài ra, thị trường tài chính thế giới có thể sẽ chứng kiến những cú sốc lớn khi Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác đang điều chỉnh mạnh mẽ” - báo cáo của VEPR nhận định.
VEPR cũng cho rằng thị trường tài chính đã ổn định, cần để lãi suất xác định theo tương quan thị trường. Việc duy trì trần lãi suất tiết kiệm dưới sáu tháng (5,5%/năm) dẫn đến khó khăn trong việc thu hút tiền gửi của các ngân hàng thương mại, đồng thời làm gia tăng tiêu dùng và đẩy dòng vốn tiết kiệm vào các thị trường tài sản có mức sinh lời kỳ vọng cao hơn. Điều này có thể là nguyên nhân gây mất cân bằng trên thị trường vốn.
Bên cạnh đó, VEPR cũng cảnh báo cơ quan điều hành cần thận trọng với tăng trưởng của thị trường bất động sản và ngăn ngừa hình thành bong bóng bất động sản có tính chu kỳ. “Tín dụng cho bất động sản đang có xu hướng tăng cao, các giao dịch đang tập trung chủ yếu ở phân khúc cao cấp và mặt bằng giá có xu hướng tăng gây lo ngại về sự phát triển bền vững của thị trường. Khi thị trường đã phục hồi, cần điều chỉnh lại chủ trương khuyến khích cho vay bất động sản” - VEPR nhấn mạnh.
TRÀ PHƯƠNG
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Tin vui cho thị trường bất động sản từ 1-7
- Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giảm giá ‘sốc’
- Khối ngoại nhòm ngó bất động sản phát mãi
- Vụ kiện Quốc Cường Gia Lai mở ra "tiền lệ" tốt cho thị trường
- Áp thuế suất TNDN 22% từ 1.1.2014
- Chính thức “siết” nhập cư vào nội thành
- BÀ NÀ HILLS ĐƯA VÀO KHAI THÁC HỆ THỐNG MÁNG TRƯỢT
- Mở rộng diện tích Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng
- Ngân hàng cổ phần dồn dập mời mọc vay mua nhà
- TP.HCM bán hàng trăm nhà đất sở hữu nhà nước
- SẼ BÁN THÍ ĐIỂM MỘT SỐ CHUNG CƯ
- Gói hỗ trợ đã bắt đầu mang lại "hơi ấm" cho thị trường
- Thị trường BĐS: Cơ hội cho những người đến sau
- VAY MUA NHÀ TỪ GÓI HỖ TRỢ 30 NGHÌN TỶ ĐỒNG: TRẢ NỢ TRƯỚC HẠN KHÔNG BỊ THU PHÍ
- Giá nhà đất đã giảm về tương đương thời điểm 2006
- Đã có hơn 30.000 người đăng ký mua nhà thu nhập thấp
- Chuẩn bị quỹ đất tái định cư tại Hòa Liên
- Khai sinh, hộ khẩu sắp hết thời
- Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên
- KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP VAY VỐN