(PL)- Tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ lạm phát.
Đây là cảnh báo được TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, công bố trong Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III-2015 ngày 19-10.
Theo ông Thành, nền kinh tế Việt Nam đang có những dấu hiệu hồi phục tích cực, đặc biệt việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại khác sẽ tạo ra những cơ hội mới cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những rủi ro tiềm ẩn trong khu vực tài chính và các thị trường tài sản.
Từ đó, VEPR đề xuất chính sách tiền tệ cần thận trọng hơn, kiểm soát chặt chẽ cung tiền phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP. “Cơ chế tỉ giá hiện không phù hợp với hoàn cảnh mới của kinh tế trong nước cũng như thế giới. Cơ chế tỉ giá điều chỉnh thiếu linh hoạt không có khả năng bảo vệ ổn định vĩ mô nội tại và khu vực sản xuất trong nước; đặc biệt trong trường hợp dòng vốn nóng chảy vào Việt Nam sau Hiệp định TPP như trường hợp gia nhập WTO năm 2007. Ngoài ra, thị trường tài chính thế giới có thể sẽ chứng kiến những cú sốc lớn khi Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác đang điều chỉnh mạnh mẽ” - báo cáo của VEPR nhận định.
VEPR cũng cho rằng thị trường tài chính đã ổn định, cần để lãi suất xác định theo tương quan thị trường. Việc duy trì trần lãi suất tiết kiệm dưới sáu tháng (5,5%/năm) dẫn đến khó khăn trong việc thu hút tiền gửi của các ngân hàng thương mại, đồng thời làm gia tăng tiêu dùng và đẩy dòng vốn tiết kiệm vào các thị trường tài sản có mức sinh lời kỳ vọng cao hơn. Điều này có thể là nguyên nhân gây mất cân bằng trên thị trường vốn.
Bên cạnh đó, VEPR cũng cảnh báo cơ quan điều hành cần thận trọng với tăng trưởng của thị trường bất động sản và ngăn ngừa hình thành bong bóng bất động sản có tính chu kỳ. “Tín dụng cho bất động sản đang có xu hướng tăng cao, các giao dịch đang tập trung chủ yếu ở phân khúc cao cấp và mặt bằng giá có xu hướng tăng gây lo ngại về sự phát triển bền vững của thị trường. Khi thị trường đã phục hồi, cần điều chỉnh lại chủ trương khuyến khích cho vay bất động sản” - VEPR nhấn mạnh.
TRÀ PHƯƠNG
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Rộ giấy tờ giả qua công chứng - Bài 1: Trăm kiểu giả mạo
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Xuất hiện những động thái tích cực
- Thí điểm “một cửa” Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
- 24 tỷ đồng bồi thường, bố trí tái định cư dự án Đại học kỹ thuật Y dược
- Người nước ngoài “chê” nhà ở Hà Nội
- ĐÀ NẴNG: ĐỀ XUẤT NÂNG CẤP, MỞ RỘNG NHIỀU TUYẾN ĐƯỜNG
- Nhà đất đang thế chấp cũng được tặng cho
- Công chứng và an toàn pháp lý
- Thông qua 20 đồ án quy hoạch và kiến trúc
- Bình chọn VP Công chứng uy tín VN nhằm khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng về xã hội hóa hoạt động công chứng
- Mở tín dụng cho bất động sản
- ĐÀ NẴNG: ĐUA TÀI NGHIỆP VỤ CÔNG CHỨNG
- Phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư dự án Khu dân cư tổ 12, phường Mân Thái
- Nhà đất sẽ “bùng nổ” giao dịch?
- Đà Nẵng tăng cường quản lý và sử dụng đất đai
- Không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán
- Dùng vân tay làm… thủ tục hành chính
- Bất động sản giá 'mềm' rục rịch khởi động
- Chính phủ “gật đầu” đề xuất bỏ khung giá đất
- Quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với loại đất ở trên địa bàn thành phố